16/01/2018, 13:29

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Văn mẫu lớp 10

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Văn mẫu lớp 10 Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 1 Trong thời kì kháng ...

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Văn mẫu lớp 10

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 1

Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa sát cánh cùng miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trẽn bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhản dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao dộng. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dần phấn đấu cho mục tiêu chiến lược : giải phóng miền Nam. thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước tới nay, đất nuớc Việt Nam luôn luôn lá nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nén kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội. của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực. thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác – vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Làm thế nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh sống nghèo nàn ấy ? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thê mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của minh, không ỷ lại, trông chở vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, dược phát huy năng lực Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.

Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điểu hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xảy dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hô hằng mong muốn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè kháp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đổng dân tộc vẫn là yếu tô' cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.

Tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vố cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điểu kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 2

Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trên bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhân dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phân đâu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước tới nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn khổ cực, thua xa mức sống nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác – vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Làm thế nào để thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.

Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điều kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 3

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, ông đã có rất nhiều những đóng góp to lớn cho nền văn học cũng như cuộc sống của người dân Việt Nam, trong đó ông cũng giúp đỡ rất nhiều người vươn lên trong cuộc sống nghèo đói, và nổi bật hơn cả ông còn răn dạy chúng ta những điều thật đáng quý: “ Nước ta còn nghèo, muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”.

Đất nước Việt Nam là một đất nước nông nghiệp quanh năm phải vất vả với ruộng cày, chính vì thế sự nghèo đói vẫn đang bao vây lấy cuộc sống của chúng ta, hình ảnh đó cũng đã khắc họa sâu sắc qua sự vất vả của những người nông dân chất phát, lao động cần cù, bác Hồ chúng ta luôn quan tâm đến cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ, bác đã khuyên ngăn chúng ta cần phải biết lao động.

Câu nói của bác để lại nhiều suy nghĩ bởi muốn có một cuộc sống sung sướng, chúng ta phải biết tự lực cánh sinh, làm nên những của cải vật chất của riêng mình, không nên phụ thuộc vào người khác, muốn giàu có sung sướng thì cần phải tự lực cánh sinh, làm nên được những điều tốt nhất trong cuộc sống, biết chăm chỉ làm ăn thì không lo không có cơm ăn áo mặc.

Trong mọi lĩnh vực bác đều khuyên ngăn chúng ta phải biết kiên cường, vượt qua biết bao nhiêu gian khổ để vươn lên trong cuộc sống, phải biết kiếm tiền, và nuôi sống chính bản thân mình bằng sức lao động mà mình đã có. Không nên phụ thuộc vào người khác hoặc lười không chịu khó lao động.

Muốn sống một cuộc sống giàu sang phú quý, mỗi người đều cần phải tự giác hơn nữa trong việc điều chỉnh hành vi cũng như thái độ của mình đối với cuộc sống, đó là những điều tốt nhất, làm nên một con người toàn diện, ở đó con người được sống đúng với chính mình, luôn tự mình lao động, để đưa đất nước Việt Nam giàu đẹp để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu nói của bác Hồ là hoàn toàn đúng đắn, nó đã khuyên răn chúng ta cần phải tự lực, tự cường, tự lực cánh sinh hơn trong cuộc sống, mặc dù sống trong một xã hội nghèo đói, nhưng chỉ cần chúng ta quyết tâm thì chúng ta có thể làm được mọi điều mà chúng ta mong muốn.

Sự nghèo đói đó không phải là vật cản mà nó là động lực để chúng ta cố gắng hơn trong cuộc sống, luôn vươn lên trong cuộc sống, làm những điều tốt nhất, sống đúng đắn là chính mình, cần cù, chăm chỉ thì mọi điều đối với chúng ta đều dễ dàng, không gì là không thể khi chúng ta đủ quyết tâm và giàu nghị lực, chỉ cần siêng năng, chăm chỉ, chúng ta cũng có thể làm được những điều tốt nhất cho cuộc sống, làm được những điều có giá trị hơn cho chính cuộc sống của mình.

Câu nói của bác Hồ không chỉ dành cho bất kì một đối tượng riêng biệt nào, mà nó dành cho tất cả mọi người, câu nói khuyên ngăn người dân Việt Nam nên chăm chỉ làm ăn, cần cù trong lao động và sản xuất, chính những điều đó mới tạo nên một cái mới mẻ, riêng biệt và đem lại cho con người một điều tốt nhất cho cuộc sống này. NHững điều đó không chỉ để lại cho chúng ta những nhung nhớ mà còn đem lại cho chúng ta những bài học trong cuộc sống.

Luôn biết vận dụng những lời hay lẽ phải vào trong cuộc sống, thì chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời của mình có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Yêu lao động, luôn hăng say trong lao động sẽ làm nên được những điều tốt nhất trong cuộc sống, hăng say trong sản xuất, sẽ làm giàu có thêm về kinh nghiệm cũng như về cách sống của tất cả mọi người.

Luôn biết vận dụng và phát huy những lời răn dạy mà bác Hồ đã dạy chúng ta, thì mọi điều trong cuộc sống sẽ trở nên cực kì có ý nghĩa, đó là những lời khuyên hữu ích nhất mà chúng ta nên vận dụng trong cuộc sống của mình.

Sự cần cù, yêu lao động sẽ luôn luôn được đề cao, và nó trở thành một điều không thể thiết trong cuộc sống của chúng ta. Ai ai cũng cần phải lao động, lao động không chỉ giúp cho chúng ta tồn tại trong cuộc sống, mà nó còn giúp chúng ta trưởng thành hơn, tự lập và tự cường làm được mọi thứ. Trong cuộc sống đã có rất nhiều người vận dụng tốt những điều này, đó là những điều thực sự rất đáng quý, đáng được trân trọng, cần phải luôn được giữ gìn và phát huy mỗi ngày.

Câu nói trên như một động lực, một bài học xương máu mà chúng ta cần phải làm và noi theo, chính lao động sẽ làm nên cho chúng ta những giá trị to lớn cho bản thân, điều đó thực sự rất quan trọng và chúng ta nên làm mỗi ngày.

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động – Bài số 4

Trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trên bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhân dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động.

Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phân đâu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước tới nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn khổ cực, thua xa mức sống nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác – vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Làm thế nào để thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

‘Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng. Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.
Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điều kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • https://xembaigiai com/nghi-luan-xa-hoi-ve-cau-noi-cua-bac-ho-nuoc-ta-con-ngheo-muon-sung-suong-thi-phai-tu-luc-canh-sinh-can-cu-lao-dong-van-mau-lop-10-4214 html
  • viết 1 bài văn nghị luận về câu nói càng đông dân thì càng nghèo nàn
0