24/05/2018, 21:57

Giáo hội

là “thân thể Chúa Kitô” mà ngài là “đầu” và Công giáo dạy rằng đó là một thân thể được hiệp nhất bởi những người tin Chúa cả trên thiên đàng và trên địa cầu này. dạy rằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người sự ...

là “thân thể Chúa Kitô” mà ngài là “đầu” và Công giáo dạy rằng đó là một thân thể được hiệp nhất bởi những người tin Chúa cả trên thiên đàng và trên địa cầu này.

dạy rằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người sự cứu rỗi để hướng tới một cuộc sống vĩnh hằng và ngài coi đó như là một hồng ân, một vinh quang qua sự hiến tế của Đấng Kitô. “Với những nỗ lực để tỏ tường về Thiên Chúa, chẳng có câu trả lời chính xác nào hay tài trí nào của con người làm được. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự khác biệt vô tận khiến chúng ta phải thừa nhận về ngài, Thiên Chúa chúng ta”. Thiên Chúa là đấng bào chữa, là đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Hoặc là chúng ta đón nhận hồng ân này Thiên Chúa ban cho ta thông qua đức tin vào Giêsu Kitô và phép rửa tội hoặc là khước từ nó. “Đức tin không hành động là đức tin chết”.

còn dạy rằng con người cần phải được thánh tẩy ngay từ lúc này, ngay trong thực tại này (tức cuộc sống trần thế) vì khi chết đi không thể làm gì hơn được nữa. Thánh tẩy là khi nhận Phép rửa và nó bị mất đi khi linh hồn phạm tội chết (tội trọng). Tội trọng là sự cố ý vượt quá giới luật của Thiên Chúa cách nghiêm trọng. Nhưng con người có thể lại được sự thánh tẩy khi người ấy thành thật thú nhận trong Bí tích Hòa giải. Nếu ai đó biết sám hối tội lỗi của họ trước khi chết mà không thể thông qua Bí tích Hòa giải được vì lí do khách quan nào đó thì với lời khẩn cầu, tội của họ cũng tự nhiên được tha thứ.

Qua hiến tế của Giêsu bằng cái chết trên thập giá, sự cứu rỗi thậm chí còn được ban ra bên ngoài ranh giới của , nghĩa là phổ biến cho mọi người. Do đó, các Kitô hữu lẫn dân ngoại, nếu ai nhiệt thành đáp lại chân lý này thì Thiên Chúa sẽ bày tỏ lòng xót thương của ngài đối với họ. Điều này đôi khi là một trách nhiệm để trở thành thành viên của .

Phép rửa là một nghi thức quan trọng của người Kitô hữu, qua lăng kính của Công giáo, nó được nâng lên hàng bí tích. Phép rửa không chỉ làm thanh tẩy tội lỗi của một người nào đó, nó cũng làm cho họ trở thành “con cái Thiên Chúa và được dự phần với ngài”, trả lại cho con người trạng thái nguyên bản mà đã được hình thành giống như hình ảnh của Thiên Chúa. Phép rửa còn là cầu nối giữa người nào đó với đời sống cộng đoàn . Bởi vậy, khi chịu phép rửa trong , là thân thể Đức Kitô, người ta cũng sẻ chia cuộc khổ nạn và phục sinh với ngài. Sự cứu rỗi là phổ biến cho tất cả mà không loại trừ ai. Công giáo tin rằng Thiên Chúa không nỡ từ chối một khẩn cầu cứu rỗi của ai đó bên ngoài . Điều này là một trong những quan điểm bất đồng lớn giữa Công giáo và Kháng cách.

Người Công giáo phải nỗ lực để trở thành môn đệ thực sự của Giêsu. Họ mong đợi tìm kiếm được sự tha thứ cho những tội lỗi của mình qua tấm gương và lời giảng dạy của Giêsu. Họ tin rằng thông qua Giêsu, Thiên Chúa đã ban Bảy phép bí tích cho mình như nhưng công cụ để trợ giúp họ thực hiện được điều này.

Nếu một ai đó chết mà không biết ăn năn về những trọng tội của mình, người đó đã đánh mất đi lời hứa cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho họ và họ phải đi vào Hỏa ngục. Tuy nhiên, nếu người ấy thành thật sám hối tội lỗi ngay thời điểm gần kề cái chết, thì họ chỉ phải trải qua tình trạng thanh luyện, gọi là Luyện ngục, và dần dần được vào Thiên đàng.

Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa luôn luôn tác động giữa loài người trên thế giới này. Người Công giáo được “nên thánh” là nhờ các phép bí tích của và qua cả những lời cầu nguyện, những công việc phúc đức, hành hương và ăn chay hãm mình. Cầu nguyện cho người khác, thậm chí cho kẻ thù và những người ngược đãi mình là một nhiệm vụ của Kitô hữu [28]. Người Công giáo cho rằng có bốn mục đích cầu nguyện: tôn thờ, tạ ơn, ăn năn và khẩn cầu. Người Công giáo cũng có thể cầu nguyện với Thiên Chúa xin tha tội cho những ai đã chết (cầu cho các linh hồn), và đặc biệt là họ cũng có thể cầu nguyện với Trinh nữ Maria - mẹ Thiên Chúa - và các thánh nữa.

Công giáo khẳng định không một ai có quyền xâm phạm đến cuộc sống của mình hay của người khác với quan niệm về cái chết tự nhiên. tin rằng mỗi một người được dựng nên là “giống với hình ảnh của Thiên Chúa” và cuộc sống của con người là thánh thiện và cao đẹp, không thể đem so sánh với những giá trị nào khác. Bởi vậy, phản đối những hoạt động mà họ cho rằng làm huỷ hoại giá trị cuộc sống thiêng liêng kể cả việc phá thai, tránh thai, nhân bản người, bản án tử hình, chết cách nhẹ nhàng, giết người, tự tử, sinh sản vô tính, diệt chủng và chiến tranh. Bản án tử hình, tuy không bị chính thức kết tội nhưng càng ngày nó càng bị các nhà thần học và lãnh đạo giáo hội chỉ trích. Theo Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bản án tử hình không nên áp dụng trong mọi trường hợp trừ những trường hợp nó cần thiết cho việc bảo vệ trật tự xã hội (có thể thấy điều này ở hầu hết các quốc gia phát triển).

0