27/05/2018, 01:36

Giao diện excel 2007, 2010, 2013 – tổng quan

Giao diện excel 2007 2010 2013 – Ad đã có một bài viết về giao diện excel 2003, hôm nay ad sẽ viết về giao diện chung của excel 2007 2010 2013. Tại sao cả 3 giao diện này lại gộp chung trong một bài viết: Đó là bởi vì giữa các phiên bản excel từ 2007 trở đi, về mặt giao diện, cách sắp xếp các tính ...

Giao diện excel 2007 2010 2013 – Ad đã có một bài viết về giao diện excel 2003, hôm nay ad sẽ viết về giao diện chung của excel 2007 2010 2013. Tại sao cả 3 giao diện này lại gộp chung trong một bài viết: Đó là bởi vì giữa các phiên bản excel từ 2007 trở đi, về mặt giao diện, cách sắp xếp các tính năng không có nhiều điểm khác nhau. Do đó, Ad chỉ viết một bài để đỡ bị loãng bài viết trên Mạng xã hội học excel. Trong quá trình làm việc trên các giao diện khác, nếu có tính năng nào mới mà bạn chưa biết thì có thể email về webkynang.vn@gmail.com để được trợ giúp nhé. Nhiều bạn, quen sử dụng excel 2007 trở đi, tuy nhiên khi đi làm thực tế, có thể bạn sẽ phải làm việc trên excel 2003. Nên, tốt nhất bạn nên tham khảo giao diện excel 2003 nhé. Đọc bài viết: Giao diện excel 2003 – Tổng quan. Let’s start: 1. Màn hình mặc định của giao diện excel 2010 (2007, 2013 gần giống)     1.1. Phần “Tiêu đề” Trong phần tiêu đề, thì 3 nút phí bên phải được sử dụng nhiều nhất: Close: Tắt file excel hiện hành Minimize: Thu nhỏ file excel – khi đó cửa sổ sẽ được thu nhỏ xuống thành taskbar phía dưới của màn hình máy tính Maximize/ Restore down: Khi cửa sổ làm việc excel choáng toàn bộ màn hình thì nút ở giữa là Restore down – khi kích chuột vào Restore down, cửa sổ làm việc của excel sẽ bị thu nhỏ lại (không nhỏ như khi bấm minimize). Sau đó, bạn bấm vào nút giữa đó thì excel sẽ thực hiện chức năng Maximize.   Các nút phía bên trái cho phép chúng ta save file, undo, redo,… có thể thêm nhiều nút khác tùy theo ý muốn của người dùng.     1.2. Phần “Thanh ribbon” Thanh công cụ ribbon rất quan trọng trong excel hay word hoặc powerpoint với các phiên bản office từ 2007 trở đi. Trong excel 2010 (tương tự 2013, 2007), thanh ribbon chứa các tính năng, công cụ hay sử dụng trong quá trình làm việc trên excel. Các tính năng công cụ được phân thành các nhóm tính năng: Được gọi là thẻ “tab” Các thẻ tab mặc định trong excel 2007 2010 2013 Tab “Home” Tab “Insert” Tab “Page layout” Tab “Formulas” Tab “Data” Tab “Review” Tab “View” Bạn vui lòng click vào tên từng tab để xem bài viết chi tiết về các tính năng có trong từng Tab nhé. 1.3. Phần “Thanh formula bar” Khoảng trắng bên trái chưa “C4”: Đây là name box – Là tên của ô hoặc vùng dữ liệu đang được chọn Phần trắng bên phải sau chữ “fx”: Đây là vùng nhập dữ liệu, công thức,… vào ô được chọn ở phần name box   1.4. Phần “Nhập liệu” Phần nhập liệu gồm 2 phần: – Tên cột và tên dòng: Cột A, B, C…. và Dòng 1, 2, 3,… – Các ô: Một ô trong excel được cấu thành bởi sự giao nhau giữa 1 dòng và 1 cột bất kỳ. Địa chỉ của cột và dòng sẽ quyết định địa chỉ của ô Ví dụ ô “C4” là giao giữa Cột C và Dòng 4. Bạn nhìn trong hình phía trên, Ô “C4” được chọn nên tên cột C và tên dòng 4 đều sáng. Tương tự ô “C4” cũng sáng (hiện tại bị che bởi tên miền mạng xã hội học excel)   1.5. Phần “Sheet tab” Một file excel, bao gồm nhiều bảng tính “sheet” khác nhau. Tùy thuộc vào phiên bản mà số lượng sheet trong trong một file sẽ bị giới hạn khác nhau. Tham khảo bài viết: Tổng quan về các phiên bản trong excel Bạn có thể nhập dữ liệu vào nhiều sheet khác nhau trong một file excel. Ví dụ như: Sheet 1: Nhập danh sách nhân viên Sheet 2: Nhập bảng chấm công Sheet 3: Nhập Bảng tính lương …. Bạn có thể chèn thêm nhiều sheet khác nữa, cũng như có thể đổi tên, đổi màu nền của sheet. Mời bạn xem bài viết: Làm việc với Sheet tab trong excel
0