Giảm cung cấp năng lượng cho bệnh nhân cao huyết áp bằng các chế độ ăn phù hợp:
Cao huyet ap Có thể bạn quan tâm: Microlife loại máy đo huyết áp chuyên dụng Omron thông dụng nhất hiện nay Máy đo huyết áp và nhịp tim cần thiết cho bạn – Bệnh nhân cao huyết áp nên + Ăn chậm, nhai kỹ; + Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối + Có thể nhịn ăn một ...
Có thể bạn quan tâm:
Microlife loại máy đo huyết áp chuyên dụng
Omron thông dụng nhất hiện nay
Máy đo huyết áp và nhịp tim cần thiết cho bạn
– Bệnh nhân cao huyết áp nên
+ Ăn chậm, nhai kỹ;
+ Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối
+ Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây.
+ Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn
– Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết áp
+ Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt… sẽ dẫn đến béo phì.
+ Ăn thịt nạc, bỏ da;
+ Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào;
+ Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà)
+ Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
+ Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.
– Thực phẩm bệnh nhân cao huyết áp nên dùng
+ Tăng cường các loại thực phẩm như: ngũ cốc thô, tôm, cá, gia cầm (bỏ da), đậu, hạt (hạnh nhân, đậu phộng, đậu lăng, hạt hướng dương)…
+ Chế độ ăn giàu rau quả, ngũ cốc giúp giảm mỡ, giúp điều hòa huyết áp. Đó là nhờ vào chất xơ có trong các loại thực phẩm này. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ nhiều potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định huyết áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao. Tuy nhiên, khi chế biến rau quả tránh trộn thêm bơ hay sốt mayonaise
+ Uống sữa không chất béo
+ Thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật (magarin)
* Chế độ ăn nhạt cho bệnh nhân huyết áp cao
– Natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp cao.
– Natri khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường, sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyện máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp.
– Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn 200mg, trong khi, thông thường, hàng ngày chúng ta ăn vào 4.000 – 6.000mg (tương đương 10g-15g muối, lượng Na+ chiếm 40% trong NaCl) tức là cao hơn nhiều so với nhu cầu.
– Mục tiêu: Giảm lượng muối tiêu thụ < 5g/ ngày, người bị cao huyết áp chỉ nên ăn khoảng 2-3g
+ Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn.
+ Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…;
+ Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần;
+ Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …
+ Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga…