Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Văn mẫu lớp 7
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 1 “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống: ơ môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường ...
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 1 “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống: ơ môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó ông bà ta có nhận định: “Gần mực thì đen, gần đền ...
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 1
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống: ơ môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó ông bà ta có nhận định:
“Gần mực thì đen, gần đền thì sáng”
Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, tượng trưng cho những cái xấu xa, không tốt đẹp. Đèn là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “Mực và đèn” câu tục ngữ đưa ra kết luận “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đó là bản chất, là quy luật của sự vật. Từ đó liên hệ đến con người, ta chợt hiểu ông bà ta muốn nói rằng: Nếu ở gần người xấu ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu gần được người tốt thì ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải. Đó là vấn đề, là mối quan hệ giữa môi trường sống với việc hình thành nhân cách con người.
Tại sao như vậy? Dựa vào thực tế cuộc sống chúng ta càng thấy rõ điều đó. Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta. Nhất là ở lứa tuổi trẻ thơ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hơn nhiều. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng – sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng làm theo, nhất là những tật xấu thói hư. Ngay từ trong gia đình, ông bà; cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự… sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thơ. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì thói hư tật xấu ấy càng thâm nhập vào tâm tính của đứa trẻ. Để rồi lớn lên những tệ nạn xã hội, những thói ăn chơi bên ngoài dần dần lôi cuốn, quyến rũ, dẫn đến những hành vi không tốt và cuối cùng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi “những vết mực đen” lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó “tẩy” ra. Cũng vì vậy, mà xưa kia mẹ của Mạnh Tử phải dời nhà tới ba lần để có được môi trường tốt nhằm nuôi dạy con thành người. Bà đã thấy được mối quan hệ mật thiết giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách ở con người. Ta cũng nhìn nhận rằng: Nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nền nếp đạo đức, ở trong một xóm ấp yên lành, có nếp sống văn hóa, học trong một lớp, một trường tiên tiến có kỉ luật khắt khe… thì ta sẽ có nhiều khả năng trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi ánh sáng của bao nhiêu cái tốt đẹp soi rọi, lan tỏa khắp nơi nơi chung quanh ta, bởi ta đang “gần đèn” thì ắt phải được “sáng”. Phải chăng chính vì điều này mà ông cha ta thường hay nhắc nhở con cháu phải biết chọn bạn tốt mà chơi.
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Thật vậy, nếu ta quan hệ với người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có cách sống “vì mọi người”. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ, ta cùng thi đua học theo bạn, tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn… Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp xúc thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi… thì một ngày nào đó những thói xấu, tật hư đó sẽ nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu. Cho nên ta cần phải tránh xa bạn xấu và đến gần những bạn tốt là như thế. Hiện nay, những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống tăng nhanh, bọn xấu đầy rẫy, thường dụ dỗ tuổi trẻ bằng nhiều hmh thức khá tinh vi, nêu mất cảnh giác ta khó lòng tránh khỏi.
Vì vậy ta cần phải ý thức thật cao và hiểu thấu đáo lời dạy của ông cha “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" để không hối hận sau này.
Câu tục ngữ trên là một bài học vô cùng quý báu. Nó vừa giúp ta giữ được bản thân và sửa mình để ngày càng sống đẹp hơn. Và khi ta đã hiểu rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân thì ta sẽ chủ động tìm đến môi trường tốt để học tập và rèn luyện. Nếu như không may gặp phải môi trường xấu” mà ta phải sống, thì ta phải bình tĩnh để nhận định phân biệt tốt xấu để cái xấu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến nhân cách của ta. Được như vậy, ta càng hãnh diện bởi vì ta “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 2
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 3
Dân ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú và đa dạng được ông cha ta đức rút từ ngàn đời xưa và cho tới ngày nay thì nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị để cho chúng ta học tập và noi theo. Trong số đó có câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì rạng” đã được nhân dân ta tổng kết về cách ứng xử trong xã hội .
Trước hết thì chúng ta cần hiểu câu tục ngữ đó có nghĩa là gì? Đầu tiên là lớp nghĩa đen, mực là một dụng cụ dùng để viết có màu đen và khi nó dây ra thì rất bẩn “gần mực thì đen” ,khi nó dây ra một đồ vật nào đó hay là ở trên tay thì rất khó để rửa trôi.
Ý thứ hai là “gần đèn thì rạng”có nghĩa là ta phải hiểu được đèn là một loại phát ra ánh sáng để soi tỏ xung quanh cho nên nó khiến cho mọi vật ở gần đó được soi sáng.
Về nghĩa bóng thì câu này có ý là khi chúng ta kết bạn với những người có bản tính hay là phẩm chất xấu thì không sớm hay muộn chúng ta sẽ bị nhiễm những thói quen xấu đó , Còn ngược lại nếu như khi chúng ta ở với những người có ý nghĩ và hành động tốt thì chúng ta sẽ tiếp thu được những phẩm chất cao đẹp và trong sáng của họ.
Có những mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng tới được ông cha ta nhắc nhở như vậy . Một ví dụ như có một bạn ở trong một môi trường tốt, bố mẹ bạn ấy khuyến khích bạn ấy học tập tốt và luôn đạt được những thành tích cao trong học tập ,là một tấm gương khác cho các bạn khác noi theo. Nhưng bên cạnh đó thì còn có một số bạn khác sống trong môi trường có nhiều tệ nạn xã hội, chơi với những bạn xấu nên dễ dàng để tiếp thu những vấn nạn xấu như đánh nhau, chơi cờ bạc…
Trong xã hội xưa cũng như xã hội ngày nay thì ,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt và xấu xen kẽ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc những cái xấu lại lấn át cái lành mạnh, đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi để hình thành nhân cách của con người. Nhưng chính trong những môi trường không thuận lợi ấy lại có những phẩm chất rất đỗi cao đẹp, có tình cảm đạo đức rất tốt đẹp mà chúng ta đáng phải noi theo và học hỏi. Đó chính là những con người biết vượt lên mọi cám dỗ thấp hèn , làm được việc có ích cho đất nước và chính bản thân của mình.
Cái xấu còn được thể hiện ở chỗ, những con người sống ở môi trường tốt đẹp nhưng lại bị bạn bè lôi kéo rủ rê ,chỉ vì một phút nhất thời đã ngả nghiêng dao động và làm những điều sai trái. Điều này còn được thể hiện trong cuộc kháng chiến, có nhiều người có tinh thần yêu nước nhưng đồng thời cũng có những người vì sự hèn nhát ,bị mua chuộc mà bán rẻ đất nước của mình. Từ đó cho ta thấy được rằng không phải cứ ở gần đèn là rạng mà cần phải có lập trường vững và có suy nghĩ của riêng mình, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.
Câu tục ngữ trên đã cho chúng ta một quan niệm của ông cha ta về mối quan hệ trong xã hội này. Có những lúc ta gần mực nhưng chưa chắc đã đen vì chúng ta cẩn thận và sáng suốt nhưng có khi chúng ta gần đèn nhưng chưa chắc đã rạng vì chúng ta cố tình ngồi khuất.
Qua đó chúng ta thấy được phẩm chất của con người chính là ở bản lĩnh. Sống trong môi trường xâu thì phải biết giữ mình. Phải biết tu dưỡng bản thân.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 4
Trong cuộc sống chắc mỗi người đều tìm cho mình những người bạn tốt để chơi và gắn bó đó là một truyền thống lâu bền của dân tộc ta, trong kho tàng những câu ca dao và tục ngữ Việt Nam đã nổi bật lên rất nhiều những đạo lý đó và tiêu biểu là câu gần mực thì đen gần đèn thì rạng.
Câu gần mực thì đen gần đèn thì rạng đã được xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ rất nhiều năm và nó được lưu truyền một cách rất rộng rãi thể hiện một truyền thống cũng như kinh nghiệm sống mà ông cha ta đã để lại, nó giống như một kim chỉ nan soi đường và là bài học kinh nghiệm quý báu của mỗi con người, mỗi người chúng ta đều hiểu rằng câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có ý nghĩa rất sâu sắc, nghĩ đen của câu này nói về gần mực thì đen, bởi mực có màu đen vì vậy gần mực sẽ đen, gần đèn có ánh sáng thì rạng, nhưng đấy chỉ là ở khía cạnh nghĩ đen, còn nghĩa bóng, nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn nhắn nhủ đó là nên tìm những người bạn tốt để chơi bởi khi chúng ta chơi với những người bạn xấu hoặc không tốt thì dần chúng ta cũng sẽ trở thành những người như vậy.
Câu tục ngữ trên đã mang một ý nghĩa sâu rộng bởi khi sống trong cuộc sống này ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm sống của bản thân để từ đó đức kết nên câu tục ngữ này, khi sống trong một xã hội chúng ta nên tìm và chơi với những người có phẩm chất đạo đức tốt, không nên chơi với những người tệ nạn, nó sẽ làm cho chúng ta dần trở thành những con người xấu, cuộc sống trải qua bao nhiêu năm thì câu tục ngữ này vẫn đúng bởi lẽ đó là những bài học kinh nghiệm đường đời mà ông cha ta đã gắn bó và để lại cho nhân dân, mỗi con người chúng ta đều phải học hỏi và coi đó là vốn sống riêng của mình để có thể tìm những người bạn tốt để phấn đấu trở thành những con người có ích cho xã hội này, mỗi chúng ta đều phải gần những người thực sự có phẩm chất cao quý do đó chúng mới có thể trở thành những con người đức hạnh.
Câu tục ngữ này rất đúng bởi trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những trường hợp tương tự như vậy, ai chơi với những người xấu và không tốt thì họ cũng là con người như vậy, chơi lâu ngày thì bản chất của chúng ta cũng giống họ, nhưng ngược lại đối với những người luôn chọn cho mình những người bạn tốt để chơi họ sẽ trở thành người tốt và vô cùng đức độ, những điều đó đều có nguyên nhân và hệ quả của riêng nó, nó đem lại những điều rất tốt đẹp cho mỗi con người chúng ta, chính vì vậy mà mỗi chúng ta cũng đều cần có những phẩm chất tốt như vậy để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này. Gần mực thì đen cũng giống như gần những người xấu thì nhân cách và phẩm chất của chúng ta sẽ bị thay đổi theo họ, chơi với những người tệ nạn thì trước sau gì chúng ta cũng giống họ,trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất nhiều những hoàn cảnh như vậy, thường thì những người tệ nạn cờ bạc chơi với những người cờ bạc và rồi học vào con đường cùng, con đường tăm tối của xã hội, không ai coi trọng và còn bị người đời phê phán, đó là những điều cực kì không tốt.
Những người học tốt, có công danh sáng lạng thì chơi với những người sáng lạng, những người có đạo đức tốt sẽ chơi với những người có phẩm chất tốt, vậy tại sao mỗi chúng ta không chọn cho mình những người bạn thự sự tốt để chơi từ đó chúng cũng trở thành con người như họ, mỗi người đều cần phải có những chứng kiến riêng của mình vì vậy hãy coi trọng và phát triển họ cũng giống như phát triển chính bản thân mình, không ai có thể lựa chọn được nơi mình sinh ra nhưng chắc chắn họ có thể lựa chọn được nơi mình sẽ đứng và lựa chọn cho mình những người bạn cực kì tốt để chơi đó là một quy luật mà không thể nào có thể thay đổi được, nếu muốn trở thành con người như thế nào thì đều do chúng ta lựa chọn để trở thành những con người như thế, bởi lẽ không ai có thể chọn bạn cho mình ngoài mình ra.
Nhưng câu tục ngữ trên cũng có mặt sai bởi trong xã hội, cũng có những trường hợp họ tốt nhưng học có thể chơi với những người không tốt, nhưng tính kiên định của họ lớn vì vậy họ không bị sao nhãng và trở thành con người xấu kia, trường hợp này cũng có nhưng rất ít chính vì vậy mà nhân dân ta vẫn rất coi trọng câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta chúng ta chỉ có thể phát huy và giữ gìn nó chứ không thể thay đổi nó. Nhiều người không biết vận dụng câu tục ngữ này, cuối cùng đã trở thành những con người xấu và không tìm được con đường đi cho chính mình, kết quả họ chỉ là những con người có phẩm chất không tốt và rồi họ lâm vào những con đường tối tăm và không có nơi lương tựa, điều đó là hệ quả của việc gần mực thì đen. Cũng có những trường hợp người xấu chơi với những người tốt, học có thể thay đổi chính bản thân họ để trở thành những con người tốt kia, đó là một điều vô cùng cao quý và mỗi chúng ta có thể học hỏi và phát huy nó một cách tối đa, bởi lẽ trong cuộc sống này chúng ta cần học hỏi và phát triển nó theo một quy luật.
Có rất nhiều những trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ đó, nó là vốn sống và những phẩm chất cao quý trong con người Việt Nam, mỗi con người đều có thể phát huy được chính bản năng của mình trong đó nó góp phần tạo nên cho chúng ta những nền tảng và kinh nghiệm sống quý giá mà ông cha ta đã để lại, kinh nghiệm sống đã được đúc kết ngắn gọn trong câu tục ngữ này, nhiệm vụ quan trọng của mỗi chúng ta là biết vận dụng và phát huy nó một cách tối đa và hiệu quả, mỗi người đều biết học tập và tu dưỡng đạo đức tốt để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này.
Trong cuộc sống cũng có rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần học hỏi câu tục ngữ của dân tộc tiêu biểu đó là những con người biết vươn lên trong cuộc sống học chơi với những người có ý chí tiến lên và rồi chính bản thân họ cũng có thể phát triển được những điều quý báu mà tiềm ẩn đã lâu trong con người của họ, mỗi người chúng ta đều có quyền được học hỏi và đó được coi như là bài học quý báu và cũng là những bài học đường đời và nó đem lại cho mỗi chúng ta những niềm tin tươi sáng vào một cuộc sống tốt đẹp, như trong cuốc sống này chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần biết học hỏi và vươn lên chính vì vậy họ cũng sẽ trở thành những con người đức độ và có ý chí vươn lên mạnh mẽ, học là những con người đại diện cho đèn mà những ai gần những ngọn đèn này cũng sẽ rạng sáng, đó là những điều mà ông cha ta muốn nhắn nhủ lại cho mỗi chúng ta.
Câu tục ngữ này là bài học quý báu cho dân tộc ta chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy nó một cách tối đa để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này, mỗi người đều là những tấm gương sáng cho tinh thần phát triển cội nguồn và những bài học vô cùng quý giá cho dân tộc ta, mỗi chúng ta cần coi nó là kim chỉ nan để phát triển cuộc đời của mình một cách toàn diện và ngày càng mạnh mẽ.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Bài làm 5
Trong kho tàng ca dao tục ngữ, nhân dân ta sáng tác ra một khối lượng đồ sộ những câu tục ngữ mà ông cha ta đã được đúc rút từ ngàn đòi và đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta học tập về cách sống cách học. Trong số đó có câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì rạng”đã được nhân dân ta tổng kết về cách ứng xử trong xã hội sẽ hình thành tính cách con người như thế nào.
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ có nghĩa là gì. Đầu tiên là lớp nghĩa đen thì ta phải biết được mực là một dụng cụ dùng để viết có màu đen khi bị dây ra thì sẽ rất bẩn ý “gần mực thì đen” là khi một vật nào đó hay một ai đó ở gần nó lâu ngày không sớm thì muộn cũng bị nó dây ra làm vấy bẩn làm đen tay và rất khó làm sạch được . Còn ý thứ hai là “gần đèn thì rạng” ta phải biết được là đèn là một loại làm phát ra ánh sáng soi rọi xung quanh thế nên nó sẽ khiến những vật ở gần nó được soi rọi soi sáng . Còn về nghĩa bóng thì câu này có ý là khi chúng ta ở gần hay kết bạn với những người có bản tính hay phẩm chất xấu thì không sớm thì muộn chúng ta chắc chắn sẽ bị nhiễm những thói quen những tật xấu và cả những ý nghĩ xấu nữa. Còn ngược lại khi ta ở với những người tốt thì tâm ý của chúng ta được trong sạch ta sẽ tiếp thu được ở họ những phẩm chất cao đẹp tròn sáng.
Tại sao ông cha ta lại đúc rút được những bài học trong mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến phẩm chất con người như thế. Chúng ta hãy cùng lí giải điều này ở trong chính xã hội hàng ngày. Một bạn học sinh ở trong một môi trường tốt bố mẹ anh chị bạn ấy luôn luôn khuyến khích động viên bạn đó học tập vì thế bạn luôn đạt được những thành tích tốt luôn là tấm gương con ngoan trò giỏi để các bạn khác noi theo. Nhưng bên cạnh đó một bạn khác sống trong một khu có nhiều tệ nạn xã hội bạn luôn bi những người xấu rủ rê lôi kéo không những thế ba mẹ bạn đó còn thường xuyên cãi vã đánh nhau nên bạn đó dễ dàng tiếp thu các xấu và nhanh chóng trở thành một đứa trẻ hư. Có lẽ chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện của Mạnh Tử ngày bé mẹ cậu liên tục chuyển nhà và cuối cùng là chuyển đến một nhà gần trường học. Mỗi ngày cậu bé đó đều được nghe những lời dậy của thầy giáo về nhân nghĩa về hiếu thảo nên sau này trở thành một người tài có ích cho đất nước. Ví như mẹ câu không chuyện đến đây mà lại cho cậu ở gần chợ hay gần một sòng bạc nào đó thì liệu cậu bé có được một nhân cách trong sáng đến như vậy. Trong thực tế, khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp. Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay, những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc, có nơi, cái chưa lành mạnh, cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp, cái lành mạnh. Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách. Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy, vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp, có tình cảm đạo đức tốt đẹp, có những hành động cao cả. Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh. Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn, làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.
Đó là những bạn sống trong những moi trường tốt đẹp được dậy dỗ từ bé nhưng lại dễ bị rủ rê vào con đường xấu khi chỉ cần một vào câu nói là đã bị ngả nghiêng dao động và làm điều xấu điều sai trái. Điều đó còn thể hiện trong kháng chiến khi mà một số thành phần luôn được ở cạnh những người có tinh thần yêu nước có tinh thần kháng chiến nhưng lại dễ dàng đi theo giặc bán nước chỉ và những lợi ích trức mắt và cả những hành động ganh ghét đố kị đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó ta nhận ra rằng không phải cứ ở gần đèn là rạng được. Bên cạnh đó ta cũng biết được rằng trong giai đoạn chiến tranh khi đó nhân dân ta vô cùng khó khăn đời sống rất khổ cực. Để phục vụ đất nước thì rất nhiều những người lính đã tình nguyện đi làm tình báo, trà trộn vào giặc để moi tin tức. Khi đó họ sống trong một cuộc sống xa hoa vì đã được coi là người bán nước thế cho nhưng những năm tháng sống cạnh kẻ thù nhưng họ luôn ý thức được mình là người Việt và không bao giờ bán nước mà ngược lại luôn đem lại những nguồn tin quan trọng cho cách mạng. Những tấm gương dũng cảm với một ý chí sắt đá đó đã khẳng định cho chúng ta một điều là không phải cứ gần đen là rạng được bởi ông cha ta đã có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại thêm nhụy vàng
Nhịu vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Câu tục ngữ trên đã cho ta một quan niệm của ông cha ta về mối quan hệ trong xã hội. Có những lúc ta gần mực nhưng chưa chắc ta đã đen vì khi đó ta cẩn thận . Lại có khi ta gần đèn mà chưa chắc đã rạng bởi ta cố tình ngồi khuất. Do đó phẩm chất của con người là ở chính bản lĩnh trong con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì giống như viên ngọc quý giá giữa trời đêm đen còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ trở thành vật vô dụng mà thôi.