25/05/2017, 09:55

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Văn mẫu lớp 9

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Văn mẫu lớp 9 Trong cuộc sống hiện đại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song ...

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Văn mẫu lớp 9 Trong cuộc sống hiện đại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, ...

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Văn mẫu lớp 9

Trong cuộc sống hiện đại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều.

Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. 

Câu tục ngữ có hai vế đối rất chỉnh, tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời sống thường ngày để biểu lộ tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rách” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sáng, không sa vào các cám dỗ của tội lỗi. Hai chữ “cho” có ý nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, tính cách điển hình những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. 

Trong mọi hoàn cảnh, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi “cúi xuống thẹn đất,ngẩng lên thẹn trời” và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa. Đó cũng chính là quan điểm sống, lối sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị. 

Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.

Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống, lối sống cao thượng trọng phẩm giá, nhân cách của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,  Nguyễn Khuyến…Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và luôn tỏa hương thơm ngát.

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm – Dàn ý

I.  Đặt vấn để

–     Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.

–      Dần câu tục ngữ.

–      Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.

II.  Giải quyết vấn dể

1.  Giải thích câu tục ngữ.

Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.

Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.

Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.

2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:

–     Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.

–     Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.

–     Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.

III.  Kết thúc vấn dể

–     Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chấtcủa mình.

– Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời

Từ khóa tìm kiếm

  • giải thích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm
  • hãy giải thích câu tục ngữ đói Cho sạch rách cho thơm
  • phan tich y nghia va gia tri kinh nghiem cua cau tuc ngu: doi cho sach rach cho thom
  • ý nghĩa cau đói cho sạch rách cho thơm

Bài viết liên quan

0