25/05/2017, 09:54

Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Văn mẫu lớp 12 Lâu nay dân gian vẫn có câu: “ Làm Thầy nuôi vợ, làm Thợ nuôi thân”, nhưng trong cuộc sống hiện tại ...

Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Văn mẫu lớp 12 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Văn mẫu lớp 12 Lâu nay dân gian vẫn có câu: “ Làm Thầy nuôi vợ, làm Thợ nuôi thân”, nhưng trong cuộc sống hiện tại câu nói đó có lẽ không còn phù hợp. Ngày nay do nhu cầu phát ...

Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Văn mẫu lớp 12

Lâu nay dân gian vẫn có câu: “ Làm Thầy nuôi vợ, làm Thợ nuôi thân”, nhưng trong cuộc sống hiện tại câu nói đó có lẽ không còn phù hợp.

Ngày nay do nhu cầu phát triển của Kinh tế xã hội, sự thăng tiến của công nghệ vai trò của con người trong guồng máy sản xuất từ người cán bộ, kỹ thuật viên đến người công nhân dần được thu hẹp khoảng cách vì trong một dây truyền sản xuất với hàm lượng chất xám cao để có sản phẩm tốt thì bất cứ một sơ suất nhỏ trong một công đoạn nào đều có thể cho ra sản phẩm lỗi. Mặt khác, khi xã hội phát triển thì điều kiện làm việc và thu nhập thực tế sẽ phụ thuộc rất ít vào vị trí làm việc của từng con người cụ thể.

Từ tư tưởng coi trọng địa vị xã hội và bằng cấp của người Việt Nam nói riêng và người Á đông nói chung, do cơ chế tuyển dụng cứng nhắc và phần nào cơ cấu lương vẫn mang tính bao cấp và phụ thuộc vào vị trí chứ không phụ thuộc vào năng lực làm việc, lâu nay mọi người đều có ý nghĩ phải cho con đi học đại học bằng mọi giá để sau này kiếm một vị trí làm tốt để có thu nhập cao và có thể thăng tiến.

Rất ít người trong chúng ta hiểu được rằng khả năng phát triển cũng như năng lực làm việc phụ thuộc nhiều vào khả năng tư duy và năng khiếu .Một khía cạnh khác cũng cần nhắc tới là điều kiện tài chính để con em chúng ta theo học nghành, hệ và môi trường đào tạo cho phù hợp.

Để phù hợp với sự phát triển chung của thời đại, hiện nay nền giáo dục của chúng ta cũng đang tiếp cận theo hướng mở( học theo tín chỉ, mô đun,gián đoạn..và các hình thức đào tạo tại chức,liên thông.. ) tạo điều kiện cho người học có nhiều cơ hội với việc học tập để trau dồi và nâng cao kiến thức hơn.

Từ thực tế xã hội chúng ta thấy có rất nhiều người thành đạt trong xã hội mà con đường đến vinh quang của họ xuất phát từ những người thợ, những người lao động trực tiếp vấn đề chung ở họ là xác định đúng hoàn cảnh, điều kiện và khả năng của mình. Họ là những người có lòng đam mê, yêu nghề mình đã chọn, không nản chí biết chớp thời cơ, tận dụng cơ hội dù là nhỏ nhất. Hàng năm chúng ta vẫn tôn vinh họ là những doanh nhân tài năng, những nghệ nhân và người viết bài này từng biết,từng gặp một số người cảm thấy cuộc sống của họ đầy hạnh phúc và viên mãn.

Các bạn trẻ hãy tự xác định được năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để chọn cho mình một con đường phù hợp vì nó có có tính quyết định đến tương lai và cuộc sống của các bạn sau này. Mong rằng đừng chọn nhầm phải đôi giầy quá khổ hoặc khoác lên mình chiếc áo quá rộng . Nghề nào cũng cao quý miễn là chúng ta có tâm huyết, nghị lực đẻ làm việc và cống hiến nghiêm túc, phía trước chân trời rộng mở là biển rộng bao la hãy chủ động với nhiệt huyết của tuổi trẻ thành công sẽ không ngoảnh mặt và từ chối bất cứ ai.

Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – Dàn ý

1. Mở bài

– Mỗi người phải có nghê' đê tự nuôi sông bản thân. Đôi với nghề mà đã chọn thì phải như thế nào?

– Dẫn câu nói.

2. Thân bài

a.Giải thích

– Nghệ là nghề. Nghệ tinh là tinh thông nghề ấy. Như vậy mỗi người phải thông thạo một nghề. Và khi đã tinh thông nghề nghiệp đó rồi thì bản thân người đó sẽ được sung sướng, giá trị người đó sẽ được để cao (thân vinh).

– Người ta không chỉ cần tinh thông nghề nghiệp mà còn phải yêu nghề, yêu quí công việc của mình. Có như thế mới giỏi mới phát huy được năng lực của bản thân.

– Khẳng định ý kiến trên là đúng

– Là người, khi ra đời ai cũng phải có nghề để kiếm sống, để tự lo cho bản thân, cho gia đình. "Nghề" bao trùm cả nghề lao động chân tay và nghề lao động trí óc. Nhưng cũng có một mục đích chung là phải "tính thông” nghề nghiệp ấy. Bởi có tinh thông thì ta mới làm việc có năng suất cao, hiệu quả tốt lợi nhuận lớn. Từ đó mọi người mới cảm phục, kính yêu và ta có được sống sung sướng. Muốn được như vậy ta phải biết quý trọng, yêu nghề, trau dồi học hỏi để nghề ấy càng tinh xảo hơn (người thợ chuyên sửa máy móc, nghề dạy học, thợ may…).

b.Mở rộng vấn đề

Trong thực tế, nhiều người chuyên tâm chuyên chú, không lựa chọn nghề mình yêu thích, phù hợp với năng lực và sở trường của minh mà chạy mốt, chọn nghề theo ngẫu hứng. Điều này vô cùng tai hại.

– Ngoài tinh thông một nghề, phải học thêm một vài nghề khác vì thời đại nay kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiến bộ rất nhanh, phải biết thêm nghề để có thể chuyển hướng nghề nghiệp, không bị bế tắc.

Tinh thông nghề nghiệp không phải chỉ để lo cho bản thân mà còn để phục vụ cho tập thể, cho đất nước. Ta phải biết kết hợp giữa lợi ích cá nhân với lợi íchchung thì lợi ích, sự sung sướng của cá nhân mới bền vững.

Cần có sự định hướng nghề nghiệp ngay từ bây giờ qua việc xem xét năng lực bản thân, tham khảo ý kiến cha mẹ, thầy cô, những người có kinh nghiệm. Cần phê phán những người có được "nghệ tinh" thường hay kiêu căng, phụ, khoác lác.

3. Kết bài

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" nhắc nhờ chúng ta khi đã chọn một nghề mình thì phải rèn luyện nghề ấy cho được tinh thông và phải biết quý yêu nghề ấy. "Yêu nghề” thì ta mới hi sinh và có trách nhiệm với nghề nghiệp. Đó là một phẩm chất của con người mới hôm nay.

Từ khóa tìm kiếm

  • nghị luận xã hội tiếng nói văn nghệ

Bài viết liên quan

0