Giải thích vì sao Nguyễn Khải lại gọi bà Hiền là hạt bụi vàng trong tác phẩm Một người Hà Nội
Đề bài: Trong tác phẩm một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền lá hạt bụi vàng của Hà Nội? Nguyễn Khải là nhà văn mà tài năng và tên tuổi đã được khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại. Tác giả nhạy bén với những vấn đề thời sự xã hội và có khả năng phân tích tâm ...
Đề bài: Trong tác phẩm một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền lá hạt bụi vàng của Hà Nội? Nguyễn Khải là nhà văn mà tài năng và tên tuổi đã được khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại. Tác giả nhạy bén với những vấn đề thời sự xã hội và có khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Ở giai đoạn đổi mới của đất nước, ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần và số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường. Giọng văn Nguyễn ...
Đề bài: Trong tác phẩm một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền lá hạt bụi vàng của Hà Nội?
Nguyễn Khải là nhà văn mà tài năng và tên tuổi đã được khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại. Tác giả nhạy bén với những vấn đề thời sự xã hội và có khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Ở giai đoạn đổi mới của đất nước, ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần và số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường. Giọng văn Nguyễn Khải đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm về những triết lí nhân sinh. Truyện ngắn Một người Hà Nội sáng tác năm 1990 phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách của người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước ; đồng thời thể hiện cảm nhận của tác giả về những nét đáng quý của người Thủ đô, thông qua nhân vật cô Hiền, một người họ hàng xa mà ông trân trọng gọi là hạt bụi vàng của Hà Nội.
Tác giả với vai trò là người cháu họ xa đứng ra kể chuyện về cô Hiền. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, cô Hiền có lối sống của tầng lớp trung lưu ở Hà Nội vào thời kì miền Bắc chưa giải phóng. Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội thế giới đã chấm dứt gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp, mở ra một trang sử mới cho đất nước Việt Nam. Nhân dân miền Bắc nô nức, hăng hái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc sống sau chiến tranh thật gian nan, thiếu thốn. Vì thế mà cô Hiền phải tìm cách để thích nghi dần dần với chế độ mới. Cô vốn khéo tay nên đã chọn nghề làm hoa giấy và mở cửa hàng bán tại nhà. Theo cô thì cái nghề này không giàu nhưng cũng đủ ăn: Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, nhưng chịu thuế rất nhẹ, chỉ có một mình cô làm, các con thì chạy mua vật liệu, hoặc làm giúp phần cuống lá vào dịp Tết ta và Tết tây…
Người cháu tức tác giả khách quan nhận xét là cô khôn hơn các bà bạn của cô và cũng thức thời hơn chồng. Cô biết trong chế độ mới, việc gì làm được, việc gì không làm được nên đã khuyên chồng không nên mua máy in vì sẽ bị quy là thành phần tư sản. Cô Hiền đảm đang, tháo vát và rất có ý thức về vai trò của người vợ trong gia đình. Cô bảo với người cháu: …Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao. Việc giáo dục con cái vào nề nếp được cô rất quan tâm : Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn, Cô vẫn răn lũ con tôi : “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Có lần, người cháu tranh luận với cô về cách dạy dỗ lớp trẻ. Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo: “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tùy". Theo cô thì lòng tự trọng là cơ sở của đạo đức, nó chi phối mọi suy nghĩ, hành động và làm nên giá trị, danh dự của mỗi con người.
Sự trung thực, lòng tự trọng và bản lĩnh cứng cỏi của cô Hiền khiến người cháu cảm phục. Khi cuộc chiến tranh chống Mĩ đến thời điểm gay go, ác liệt, anh con trai lớn của cô tình nguyện vào Nam chiến đấu. Người cháu hỏi cô : “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ ?" Cô trả lời: Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. Anh Dũng vào chiến trường, ba năm liền gia đình không nhận được tin tức gì, đứa em kế lại làm đơn xin tòng quân. Người cháu lại hỏi: Cô cũng đồng ý cho nó đi à? Cô trả lời buồn bã : “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó… Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay ho gì ".