13/01/2018, 10:29

Giải thích và chứng minh câu nói “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời” – Văn hay lớp 8

Giải thích và chứng minh câu nói “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời” – Văn hay lớp 8 Giải thích và chứng minh câu nói "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cả đời" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi tỉnh Yên Bái Ngày xưa Tuân Tử đã nói: "Đường tuy gần, chẳng đi chẳng tới, việc tuy nhỏ, ...

Giải thích và chứng minh câu nói “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời” – Văn hay lớp 8

Giải thích và chứng minh câu nói "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cả đời" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi tỉnh Yên Bái

Ngày xưa Tuân Tử đã nói: "Đường tuy gần, chẳng đi chẳng tới, việc tuy nhỏ, chẳng làm chẳng nên” và Hoài Nam Tử cũng đã bảo: “Đợi rồi mới học thì lúc rỗi cũng không học được”.

Với câu này, hai nhà học giả lỗi lạc nói trên đã cho ta thấy bất cứ một việc gì, chúng ta cũng đừng nên lần lữa, chờ đợi chẳng những không lợi ích gì mà còn đem lại cho chúng ta những cái hại khó lường.

 Vậy đứng trước một việc gì, dù lớn hay nhỏ, chúng ta phải kiên quyết làm ngay, có như thế chúng ta mới khỏi thất bại và tránh được những mối hại cho chính bản thân ta sau này. Vì thế cố ngữ cũng có câu: “Hai chữ "lần lữa" đủ hại một đời”.

Vậy chúng ta hãy giải thích câu nói ấy và cho thí dụ cụ thể đẻ chứng minh. Trước khi đi sêu hơn, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là "lần lữa". Lần lữa là làm một công việc gì ta cũng hẹn mai, hẹn mốt, hẹn hết ngày này qua ngày nọ mà cũng chẳng làm.

Đã hiểu rõ hai chữ lần lữa là gì rồi, giờ đây chúng ta hãy tìm hiểu tại sao hai chữ lần lữa làm "hại cả một đời?". Như ta đã biết, con người ta như một tờ giấy trắng, ít  ai có thể làm tờ giấy ấy trắng thêm mà ngược lại hễ sơ ý một chút tờ giấy ấy sẽ dơ ngay. Vì thế làm một công việc gì, nếu chúng ta không cương quyết bắt tay vào việc ngay thì chắn chắn chúng ta bỏ dở công việc ấy. Đứng trước một công việc dễ, chúng ta tự nhủ rằng: “việc dễ quá mà, lúc nào làm lại không được, thôi để mai hãy làm”. Rồi từ cái mai này đến cái mai khác, chúng ta vô tình làm hại chúng ta, vô tình đầu độc ý chí ta. Nếu cứ lần lữa ngày này qua ngày khác chúng ta sẽ mang vào mình một bệnh rất nguy hại, đó là bệnh lười biếng. Từ một việc nhỏ chúng ta còn bỏ dở, đi lần đến việc lớn, chúng ta còn lười biếng hơn nữa. Một nông phu phải lo từ lúc khởi đầu mùa mưa để rồi cuối mùa mưa, công việc sẽ hoàn tất, còn giờ rãnh rỗi, họ sẽ làm những việc khác.

Cứ tuần tự như thế thì chẳng những việc trúng mùa mà người nông phu sẽ có tiền xài. Nhưng nếu người nông phu bảo rằng: “Mùa mưa còn dài mà, vội gì, nghĩ khỏe đã, ngày nào làm chẳng được. Trời có mưa một ngày một buổi đâu mà lo!”. Người nông phu ấy không cày cấy như những người khác vì anh ta đã quan niệm như thế. Thế rồi về nhà anh ta lại tự nhủ: “Mai làm”, ngày mai đến, anh ta bảo: “Mốt làm”. Thế rồi từng cái “mai, mốt” này đi qua, lần lần mùa mưa chấm dứt và đến một ngày kia bắt đầu mùa nắng, anh ta hốt hoảng mà kêu lên rằng: Trời ơi sao không mưa, hết mùa mưa rồi à? Chết tôi rồi, mùa màng của tôi đâu?. Nhưng hỡi ôi! Còn gì nữa, ăn năn cũng đã muộn rồi! Mùa này thất bát, tiền gạo hết. Khỏi cần nói thêm, ta cũng thấy anh ta sao rồi. Đấy, sự lần lữa đưa ta đến cái hại như thế. Nó làm cho người tan mất cái ý chí kiên quyết, mất đi cái nghị lực quý báu của con người. Sự lần lữa đã làm cho chúng ta không thắng nổi thiên nhiên, mà chúng ta còn làm hại đến bản thân ta.

Sự lần lữa còn dẫn ta đến lười biếng. Bất cứ một việc gì chúng ta cũng hẹn mai hẹn mốt, hẹn mãi cho đến khi quên mất việc đó thì hỏng việc. Trong đời sống học sinh chúng ta, bài dài quá ta hẹn đến tối học, rồi lại sáng sớm hãy học. Sáng dậy trễ, đi đến trường không thuộc bài, bị điểm xấu, bị chép bài phạt và cả tháng ấy ta cũng biết cái hại ra sao. Từ con số không này đến số không khác, chúng ta cứ lần lữa không học bài mãi, việc này đưa chúng ta đến lười biếng nói liều: "Bất quá, lãnh số không chớ gì! Thế rồi từ chỗ học khá, chúng ta đi lần đến chỗ học kém và lần lần bị thầy chê, bạn cười."

Ngoài xã hội, bất cứ công việc nào chúng ta cứ lần lữa mãi sẽ có hại. Một nhà thầu khoán, lãnh xây một dinh thự, ông này cứ lần lữa ngày này sang ngày khác, không cho thợ làm ngay. Thế rồi kì hạn đã đến mà ngôi nhà chưa làm xong. Kết quả là ông ta bị phạt, hụt tiền, không có tiền trả cho thợ và phá sản. Vì thế tục ngữ Pháp có nói: "Việc gì bạn có thể làm được hôm nay, không nên để tới ngày mai". Ở vào trường hợp nhà thầu khoán “lần lữa” trên, chúng ta thấy rằng ông ta sẽ trở nên chán nản và đi lần đến chỗ bi quan không làm được gì nữa.

 Bất cứ một việc gì các nước cũng đặt một chương trình kế hoạch, dự bị sẵn sàng, đặt thời dụng biểu rõ ràng. Đến nỗi có người nghĩ rằng đời sống của họ là một đời sống máy móc. Sáng sớm làm gì, mấy giờ làm việc này, mấy giờ làm việc kia, mấy giờ đi chơi, mấy giờ đi ngủ? Không bao giờ họ lấn qua giờ việc nọ. Họ tuân theo thời dụng biểu của họ, làm việc rất đúng giờ khắc, có như thế công việc mới điều hòa và tiến triển được. Sự kiện này còn tạo cho một ý chí cương quyết. Và đặc biệt hơn nữa là làm cho họ không có tính lười biếng và tất cả những việc họ làm chín mười phần trăm là đi đến thành công. Nhờ thế họ mới trở thành một cường quốc nhự ngày nay. Chúng ta hãy bắt chước “óc thực hành” của người Mĩ và tính kỉ luật như của người Nhật, đừng lần lữa trước việc gì.

Hãy bắt tay làm ngay và đem hết nghị lực vào việc đó. Có như thế chúng ta mới thành công được, đời sống của chúng ta mới thoải mái được. Dù khó khăn trở ngại đến đâu, cố gắng và kiên nhẫn sẽ dẫn dắt ta đến thành công, về học tập chúng ta hãy đặt thời khóa biểu, về việc làm cũng thế chúng ta hãy sắp xếp mọi việc cho có thứ tự, cần thiết là chúng ta phải cương quyết từ bỏ thỏi lần lữa vì lần lữa thì có cả chục cái thời dung biểu đi nữa, đời sống chúng ta kể như bỏ đi!

Nói tóm lại, chúng ta không thể không làm, chúng ta không ngồi chơi được. Chúng ta phải làm, hễ làm thì ai cũng muốn thành công. Vậy chúng ta hãy cương quyết làm việc, đừng lần lữa. Có như thế chúng ta mới thắng được tính lười biếng, thắng được mọi hoàn cảnh. Thế là chúng ta cách mạng được bản thân, hi vọng có thể thay đổi mọi người cùng tiến đến con đường vinh quang chói lọi, thành công mĩ mãn. Chúng ta lúc nào cũng phải nằm lòng câu ca dao sau đây:

 “Việc gì làm được hôm nay
 Chớ nên để đến ngày mai mới làm”

Kể đó, nếu nhìn qua các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh… ta tự hỏi lòng xem có phải đất nước họ phát triển mạnh vì dân tộc họ sống theo thói “Nay lần mai lữa” hay không? Bước qua thế kỉ XXI, đất nước ta đã hòa bình độc lập gần ba thập niên mà vẫn chưa theo kịp Nhật Bản, vậy mỗi thanh niên học sinh chúng ta phải gấp bước lên!

Giải thích và chứng minh câu nói "Hai chữ "lần lữa" đủ hại cả đời" – Bài làm số 2

Trong đời sống hiện nay, khi xã hội đã bình ổn và dần phát triển hiện đại, khi đời sống vật chất ổn định, cơm áo gạo tiền đã không còn là vấn đề tối quan trong của nhiều gia đình, thì xu hướng sống hưởng thụ đã dần dần phổ biến. Kèm theo đó, tư tưởng lười biếng, lần nữa cũng bắt đầu xâm nhập. Nó bùng phát mạnh mẽ khi cơ chế thị trường xuất hiện chi phối tư tưởng đạo đức con người. Trên thực tế tư tưởng lười biếng đã xuất hiện từ rất lâu, từ khi tư hữu mới bắt đầu xuất hiện và đa phần mọi người ý thức được tác hại của nó. Vì thế cổ nhân mới có câu: "Hai chữ "lần nữa" đủ hại cả đời".

Nếu đơn giản chỉ là lần nữa công việc này một ngày hai rồi hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thì không thành vấn đề nhưng nếu trì hoãn một tháng, hai tháng, một năm, hai năm và thậm chí là cả đời thì đó lại là cả một vấn đề nghiêm trọng.

Nhân loại trên thế giới nói chung và dân tộc ta nói riêng phần lớn là những người có đức tín siêng năng, cần cù, năng nổ, hăng say, nhất là khi họ trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh vệ quốc, đấu tranh giành độc lập mà chính nhờ những đức tính ấy họ đã có thể tồn tại để chiến đấu, để chiến thắng. tuy nhiên, bên cạnh phần đông những người có đức tính tốt đẹp kia thì cũng không ít kẻ bị thói hư tật xấu ngấm vào trong máu, ngấm vào trong tâm tưởng, cản trở sự phát triển của cá nhân, gia đình, xã hội. Hiểu rõ điều đó nên cổ nhân đã từng khuyên rằng phải loại bỏ thói hư tật xấu ấy ra khỏi một con người, một xã hội, nếu để hai chữ "lần nữa" lấn át thì cả một đời, một xã hội sẽ bị hủy hoại trong chốc lát. Từ lần nữa có thể hiểu nôm na rằng đó là sự hàn rày, hẹn mai không chịu làm ngay công việc mà bản thân đặt ra hay được ai đó giao phó. Rất nhiều người nhầm tưởng rằng đó là tâm lí thường ngày không có gì phải bàn nhưng thực tế đó là thói quen khó vứt bỏ, một căn bệnh khó chữa mà nếu không chữa trị khi mới phát bệnh thì sẽ để lại di họa về sau. "Cả đời" là khoảng thời gian khá dài mà có lẽ đó là tài sản duy nhất vĩnh viễn thuộc về cá nhân mỗi con người. Mỗi người có trách nhiệm với bản thân, cuộc đời mình. Dù là cả đời với một công việc bình thường, một cuộc sống bình thường hay với cả một sự nghiệp lớn lao, cuộc sống giàu có thì cũng có thể bị thói lười biếng chen ngang làm hỏng tất cả mọi thứ. Những lời nói của người xưa thường có tính chiêm nghiệm sâu xa nên nó có tầm ảnh hưởng không chỉ phạm vi một thời mà còn mang tính thời sự ở các thời đại kế tiếp.

Cổ nhân hiểu rõ rằng trong tâm hồn con người luôn có hai mặt tốt xấu và những cái xấu luôn thường trực để có cơ hội là trỗi dậy, nếu ta không biết dùng chính sự tự chủ, chính lập trường của mình để chế ngự nó. Đại diện cho mặt xấu ấy có lẽ là thói lần nữa. Từ chỗ lần nữa có thể dẫn đến nhiều bệnh mới phát sinh như thụ động, thiếu năng nổ, thiếu nhiệt tình dẫn đến hậu quả tai hại là làm hỏng việc, hỏng kế hoạch, công việc bị đổ vỡ, tinh thần suy sụp. Sự lần lữa, trì hoãn còn có thể dẫn đến việc đánh mất niềm tin, đánh mất chữ tín giữa người với người. Người ta thường nói "hôm nay khác hôm qua". Và đúng như thế mỗi ngày là một ngày, hôm qua có thể có những cơ hội, những điều kiện tốt mà hôm nay không có và nếu trì hoãn thì ta có thể để tuột mất những cơ hội ngàn vàng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách tốt đẹp. Trong lịch sử có nhiều dẫn chứng chứng minh cho những sự thành công mà nếu có sự lần lữa chen vào thì chắc chắn sự thành công ấy cũng sẽ bị trì hoãn theo. Chẳng hạn như ở giai đoạn cuối thế kỉ nười lăm, đầu thế kỉ mười sáu, giai đoạn đầy biến động, nếu các nhà khoa học, nhà văn, nhạc sĩ, hoa sĩ không biết nắm bắt thời cơ, tận dụng điều kiện đầy đủ mà xã hội rối ren kia đem lại thì sẽ không bao giờ có những tên tuổi chói lọi ở mọi lĩnh vực như: Đề Các, Đantê, Dalilê… Và đặc biệt nếu như sự trì hoãn diễn ra trong những quyết định sống còn của cả dân tộc thì hậu quả sẽ không lường được. Rõ ràng sự chây lười, lần lữa của một cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến chính cá nhân họ mà còn ảnh hưởng đến cả quốc gia, dân tộc.

Tác hại của thói lần lữa cũng thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất ở lứa tuổi học sinh. Ở lứa tuổi này vẫn chưa có đủ sự sâu sắc, đủ kinh nghiệm để hiểu đầy đủ tác hại của nó. Đối với họ đơn giản chỉ là hôm nay không học thì mai học. Và câu cửa miệng "cứ từ từ rồi làm" được lặp lại như một điều hiển nhiên, và tất nhiên cũng khó mà biết được rằng mình đánh mất những gì sau những câu nói ấy. Căn bệnh này cũng xảy ra phổ biến ở những người giàu có, có tư tưởng hưởng thụ.

Tóm lại, nếu lần lữa nhiều lần sẽ trở thành thói quen không dễ gì vứt bỏ và có thể trở thành căn bệnh vô phương cứu chữa. Vì thế cần phải học cách sống tốt để thói lần lữa không có cơ hội "nhiễm" vào bản thân.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • mot chu lan lua du hai ca doi

Bài viết liên quan

  • Nghị luận xã hội về: Sống, sống có ích, và sống đẹp – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về sống có ích – Văn hay lớp 12
  • Thuyết minh về con trâu – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Cuộc đời là một tấm gương soi, cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại với chúng ta ngay; nếu mỉm cười với nó, nó sẽ thành một người bạn vui tính và tốt bụng – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về con đường tự học – Văn hay lớp 10
0