13/01/2018, 10:29

Giải thích ý kiến “Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn …” – Văn hay lớp 8

Giải thích ý kiến “Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn …” – Văn hay lớp 8 Giải thích ý kiến "Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn…" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bắc Ninh Sách vở xưa có ghi “nhàn cư vi bất thiện” (ở không làm điều ...

Giải thích ý kiến “Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn …” – Văn hay lớp 8

Giải thích ý kiến "Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn…" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bắc Ninh

Sách vở xưa có ghi “nhàn cư vi bất thiện” (ở không làm điều không tốt). Tục ngữ Việt Nam có câu “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Phương tây  cũng nhận xét “sự ăn không ngồi rồi là mẹ của mọi tật xấu”. Nhà tư tưởng Pháp Vôn te đã cho ta một cái nhìn khái quát, toàn diện về giá trị của sự làm việc: 

“ Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn: tật xấu, nổi buồn và cảnh nghèo túng”

Ta hãy giải thích ý kiến trên.

Trước hết ta thử nhìn xung quanh ta, ta thấy làm việc là hoạt động liên tục của mọi người trong xã hội, trừ đi tuổi  đi học và tuổi về hưu. Từ bác nông dân, công nhân đến người buôn bán, nhân viên, thư kí, bác sĩ, kỉ sư…tất cả đều có công việc riêng của ngành nghề mình. Đó là những công việc thuộc lao dộng chân tay hay lao động trí óc. Công việc nào cũng đòi hỏi sự cố gắng liên tục để đạt được két quả tốt đẹp. 

Dù không làm việc bằng tất cả say mê thì người có công ăn việc làm cũng phải bảo đảm chất lượng công việc ở mức chấp nhận được. điều đó đã chiếm phần lớn thời giờ của họ. Do đó, họ sẽ không còn nhiều thời gian rãnh rỗi để tiêu phí vào những việc vô bổ như nhậu nhẹt say sưa, bài bạc hay các hoạt động phạm pháp khác. Hơn nữa, người có công ăn việc làm thường   phải bỏ cả thời giờ, công sức và đầu tư suy nghĩ về công việc sao cho có hiệu quả cao. Xã hội càng phát triển, nhu cầu con người càng cao, đòi hỏi sự hoạn thiện, hoàn mỹ cho sản phẩm. Do đó, người lao động, dù trí óc hay chân tay cũng phải ít nhiều đầu tư công sức và thời gian, không còn thời gian, không còn thì giờ sa đà vào các thói hư tật xấu. 

Các thanh thiếu niên tiêm nhiễm thói hư tật xấu thường do không được quan tâm giáo dục đúng hướng, lại không được học hành, không lao động nên đã tiêu phí thời gian vào những điều tai hại: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… Đó là những trường hợp nhàn cư vi bất thiện  như người xưa thường nói. 

Thực vậy, đương tuổi thanh niên cường tráng, nếu không được hướng vào một hoạt động hữu ích nào đó, sinh buồn rầu, chán nản tất có ngày dồn sức lực vào các hoạt động xấu xa  ngoài ý muốn, bởi ban đầu chỉ để tiêu phí thời gian rãnh rỗi nông nhàn, cuối cùng sau này trở thành thói hư khó sửa chửa. điều đó cho ta thấy, việc cố gắng lao động sẽ làm cho ta có mục đích tốt đẹp, sống có ý nghĩa, giúp ích cho bản thân, cho xã hội. 

Cuối cùng sự làm việc còn cho ta một thù lao nhất định, đủ đảm bảo cho ta một cuộc sống tốt đẹp, một mức sống tối thiểu nào đó   trong xã hội, tránh cho ta sự nghèo túng vì “miệng ăn núi lỡ”. Nhà nông muốn công việc có hiệu quả trước tiên phải cần cù, sau đó cần học hỏi thêm về kỉ thuật chăm sóc các loại lúa và cây trồng. hiện nay có rất nhiều bác nông dân đã thành công trong việc áp dụng khoa học kỉ thuật vào trồng trọt chăn nuôi như việc nhân giống con vật nuôi, cây trồng, ghép các cây ăn quả cho năng suất cao…

Ý kiến trên quả là có cơ sở đúng đắn nên từ đó, người ta đã có phương hướng để cải tạo hướng dẫn cho các thanh niên phạm pháp học nghề và trở lại với xã hội đời thường., giúp cho các cô gái lầm lỡ trở lại sống hòa đồng với xã hội bằng những nghề lương thiện.

 Từ đồng tiền kiếm được do mồ hôi công sức của mình, chắc cahwns con người sẽ hiểu rõ hơn giá trị của nó và không tiêu xài vô ích, không hoang phí. cần kiệm cũng là đức tính cần thiết đáng quý của con người.

Tóm lại,ý kiến của Vôn te là bài học quý cho thanh thiếu niên ta sắp sửa bước vào xã hội, để lao động xây dựng và phát triển. 

Giải thích ý kiến "Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn…" – Bài làm số 2

Sống ở trên đời, ai cũng phải làm việc. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng hiểu cho hết ý nghĩa của sự làm việc, không phải ai cũng biết. Nhà văn, nhà tư tưởng Von-te người Pháp đã giúp ta có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Ông nói: “Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn: tật xấu, nỗi buồn và cảnh nghèo túng”.

Chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ ý kiến của Von-te. Làm việc là một hoạt động liền tục, ít nhiều có sự cố gắng, nhằm đạt một kết quả có ích nào đó. Như vậy, sự làm việc đòi hỏi con người tham gia phải có sự nỗ lực nhất định. Có thể đó là sự nỗ lực về mặt vật chất: bỏ công, bỏ sức ra. Có khi đó là sự nỗ lực về mặt tinh thần: bỏ tâm trí, suy nghĩ tinh toán.

Có khi lại bỏ cả công sức vật chất lẫn tâm trí suy nghĩ mới có thể hoàn thành được công việc. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi sự cố gắng toàn diện, nhiều mặt của con người trong công việc. Làm vườn, làm ruộng đương nhiên là phải bỏ sức làm đất, cày sâu, cuốc bẫm. Nhưng nếu không biết ứng dụng những tiến bộ khoa học để tính toán xem mảnh đất cằn được sử dụng như thế nào cho có hiệu quả cao, năng suất lớn thì làm sao vàng cầm tay ngay trên mảnh đất đầy kẽm gai và mìn trái như anh Cao Trường Sơn ở Bình Chánh. Hay như anh Lê Văn Hai ở phường 4, quận 8 đã làm giàu ngay trên mảnh đất ngập mặn. Hay như anh Nguyễn Văn Được ở ấp Thống Nhất, xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn đã trở thành triệu phú từ 5 công đất loại xấu, hạng 6.

Việc cố gắng trong lao động làm cho cuộc sống của con người trở nên có mục đích rõ ràng. Mục đích đó thôi thúc người ta vươn tới, làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Nó làm cho người ta xa rời nỗi buồn vẩn vơ của những người không có việc để làm. Nó làm cho người ta thoát khỏi những tật xấu của những người không có mục đích đeo đuổi.

Cha ông chúng ta đã nói thật chí lí “nhàn cư vi bất thiện”. Con người vốn năng động. Con người càng trẻ, sức lực càng dồi dào thì lại càng đòi hỏi hoạt động nhiều hơn. Nếu hướng được hoạt động đó và một mục đích tốt đẹp, cao cả thì con người và xã hội sẽ gặt hái được kết quả mĩ mãn. Còn nếu mất phương hướng bởi không có việc làm có ích, hoặc bởi “nhàn cư”, sống không có việc gì để làm, thì cái sức tràn ứ trong người sẽ thôi thúc người ta phải “bung” nó ra, phải làm một cái gì đó chợt nảy sinh hoặc bắt chước những kẻ “nhàn cư” khác trong các trò vô bổ, có khi lại có hại cho xã hội, cho mọi người những trò bất thiện.

Cứ điểm mặt những thanh niên tham gia vào các nhóm đua xe tụ tập quanh các tụ điểm nhậu nhẹt, quậy phá nơi công cộng có ái là người có công ăn việc làm đàng hoàng? Nếu còn ở tuổi cắp sách đến trường, thì có học sinh nào trong số đó học được chứ đừng nói gì đến học khá, học giỏi?

Cứ điểm mặt những băng nhóm lưu manh và tìm hiểu con đường đưa họ đến với hoạt động ngoài vòng pháp lụật, ta sẽ thấy tuyệt đại đa số là những thanh niên cần tiền của để thỏa mãn cuộc sống trác táng, ăn chơi mà lại ngại làm những công việc lương thiện. Chính vì vậy mà Nhà nước ta đã cải tạo họ bằng cách dạy và đem đến cho họ có một công việc làm lương thiện. Công việc giúp họ xa lánh những thói xấu tật hư. Công việc đã làm cho họ không còn những thời gian nhàn rỗi vô vị để nỗi buồn phiền có đất phát triển. Thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của việc cải tạo con người này. Có không ít những thanh niên đã một thời hư hỏng, nhờ có được một nghề sau thời gian học ở trường cải tạo đã trở về với đời thường, có người còn tích cực tham gia vào công việc cải hóa những người còn lầm lạc như anh Tài, anh Sang ở phường 14, quận 5. Trường phục hồi nhân phẩm là một trường cải tạo những chị em làm nghề buôn phấn bán hương, thực chất là trường dạy nghề cho những chị em không có phương tiện kiếm sống một cách chính đáng. Cũng cần nói thêm là đồng tiền mà người ta kiếm được từ công việc chính đáng, từ việc đổ mồ hôi, đổ công sức để có được lại còn một tác dụng giúp người ta biết cách tiêu xài hợp lí. 

Câu nói của Vôn-te một lần nữa củng cố cho chúng ta bài học về việc con người phải có nghề, phải cổ công việc để làm. Việc hành nghề một cách lương thiện, chính đáng góp phần nâng cao phẩm chất của con người trong xã hội.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • bài văn viết bác bỏ ý kiến : nên rời xa những người nghiện hút

Bài viết liên quan

  • Phân tích tác phẩm Ông đồ – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Văn hay lớp 11
  • Bình luận “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây …” – Văn hay lớp 7
  • Nghị luận xã hội về con đường tự học – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi – Văn hay lớp 12
  • Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Văn hay lớp 11
  • Tả hình ảnh mẹ (bố) khi em làm được việc tốt – Văn hay lớp 6
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có chí thì nên – Văn hay lớp 12
0