24/02/2018, 12:13

Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm.

Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm – Bài làm 1 Tục ngữ chứa đựng biết bao kinh nghiệm về ứng xử, về đạo lí làm người. Có nhiều câu tục ngữ trở thành phương châm sống, giáo dục nhân cách cho chúng ta. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, ...

Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm – Bài làm 1

Tục ngữ chứa đựng biết bao kinh nghiệm về ứng xử, về đạo lí làm người. Có nhiều câu tục ngữ trở thành phương châm sống, giáo dục nhân cách cho chúng ta. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm ” trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Câu tục ngữ có hai vế đối xứng, đồng nhất về nội dung, cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đối nghĩa là nghèo đói, thiếu thốn về mặt vật chất, cơm áo bạc tiền. Cho nghĩa là vẫn phải giữ cho được. Sạch nghĩa là trong sạch, không lèm nhèm tắt mắt, tham lam. Vế thứ nhất: “Đói cho sạch ” nêu lên bài học đạo đức: sống trong sạch trong cảnh nghèo đói. Vế thứ hai: “Rách cho thơm ”.Rách cũng có nghĩa tương tự như đói: thiếu thốn, nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Cho thơm: cho trong sáng tâm hồn, cho tốt đẹp về lương tâm danh dự, được mọi người nể trọng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm ” nêu lên bài học luân lí đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất cứ hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.

Trong đời, ai mà chả thích giàu sang, phú quý? Địa vị cao sang, tiền bạc nhiều… ai mà chả ham muốn? Nhưng cổ nhân có nhắc: "Phú quýbất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất ”, nghĩa là giàu sang không mua chuộc được, nghèo khổ không đổi dời, vũ lực không thể khuất phục. Đó là nhân cách vĩ đại của kẻ sĩ chân chính.

Trên đường đời, ai mà chẳng có lúc gặp hoạn nạn khó khăn, thất cơ lỡ vận. Mất mùa, ốm đau, tai họa… là những thử thách khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự, đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Qua câu tục ngữ này,nhân dân ta nhắc nhở mọi người hãy ra sức tu dưỡng đạo đức, giữ vững phẩm cách trong sạch, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững danh dự và lương tâm.

Các tệ nạn xã hội như ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo, giết người cướp của đều do lòng tham vô độ mà ra. Thậm chí các tệ nạn tham nhũng của những quan chức biến chất đều do lòng tham, thích xa hoa hưởng lạc mà trở thành quốc nạn.

Thói thường, nói dễ làm khó. Biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng, lương tâm trong sạch, danh dự trọn vẹn… là việc phải phấn đấu suốt đời. Có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực.

Diệt lòng tham, sống trong sạch là điều mà tổ tiên ông cha vẫn nhắc nhở con cháu:

“Của phi nghĩa có giàu đâu,

Ởcho ngay thật, giàu sau mới bền ”

Hiện tượng quay cóp, gian lận trong học hành thi cử, phải chăng vì ai đó chưa hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.Câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm – Bài làm 2

Trong xã hội có muôn vàn những thử thách và cảm dỗ luôn ủa vây và bao quanh con người  vài vậy  chúng ta cần sống có đạo đức, có văn hóa dù nghèo đói vẫn phải giữ gìn cho thanh danh trong sạch vì vậy tục ngữ Việt  Nam có câu đói cho sạch rách cho thơm.

Dù hoàn cảnh của gia đình có nghèo đói như thế nào đi chăng nữa chúng ta cũng cần phải giữ lấy thanh danh trong sạch, đói cho sạch rách cho thơm, hoàn cảnh là những điều kiện làm cho con người cần hành động theo điều đó, dù có nghèo đói chúng ta cũng cần phải sống có đạo đức, có văn hóa, không nên vì những đồng tiền làm mờ mắt và rồi hành động những điều không có đạo đức, dù nghèo nhưng chúng ta cũng nên lao động và hành động theo một chuẩn mực. Đói là một cuộc sống không đầy đủ, luôn thiếu thốn làm cho cuộc sống của con người luôn lâm vào tình trạng nghèo đói, hoàn cảnh rất éo le ăn không được lo, mặc không đủ ấm, nhưng với một đạo đức cao quý con người không vì những thiếu thốn đó mà hành động sai trái với bản thân và sai trái với luân thường đạo lý, trái với chuẩn mực của xã hội.

 Những người nông dân trong xã hội cũ luôn luôn lao động cần cù chăm chỉ để có được hạt gạo nuối ống bản thân mình, một năm trôi qua với bao khó khăn và cả những thử thách của cuốc sống, dù có dầm sương dãi nắng những những người nông dân chất phát của dân tộc không để cho thanh danh của mình ô uế, mỗi người mỗi cá nhân trong xã hội luôn luôn phải có hành động phê và tự phê về chính bản thân mình để tự đó điều chỉnh những hành động của mình theo đúng chuẩn mực của xã hội hơn, luôn luôn nắng nghe những điều người  khác nhận xét về mình và từ đó đánh giá xem xét lại bản thân mình để làm cho bản thân mình phát triển một cách toàn diện hơn, luôn luôn học tập và trau dồi đạo đức coi trọng vấn đề đạo đức như Bác Hồ đã từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy chúng ta cần phải coi trọng cả hai điều này, vì nó góp phàn làm cho bản thân phát triển toàn diện và phù hợp với xã hội hiện nay.

Trong lịch sử đã có rất nhiều những tấm gương sáng về đạo  đức và nổi bật lên là Chủ Tịch Hồ Chí Minh dù bị kẻ thù đè nén và tra tấn nhưng người vẫn không chịu bán nước và giữ lấy cho mình những thanh danh cáo quý của một vị lãnh tụ luôn luôn vì dân vì nước, luôn luôn lo lắng cho an nguy của nước nhà và quyết định ra đi tìm con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc đó là cuộc cách mạng vô sản, người đã biết dựa vào dân và đoàn kết nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược của Đất Nước. Còn nhiều tấm gương sáng nữa, dù chịu cuộc sống khổ cực bỏ lại giàu sang những Nguyễn Khuyến vẫn quyết định về ở ẩn để giữ lại thanh danh trong sáng của mình. Nhưng vị lãnh tụ thiên tài này còn mãi với người dân Việt Nam, tiếng thơm của người để lại muôn đời khổ cực, quần áo có rách rưới những không bị dơ bẩn bởi tội ác, biết tránh xã những sai trái của cuốc sống để luôn luôn mang trong mình những phẩm chất đạo đức cao quý và để cho người đời luôn nhớ tới mình.

Là học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta không ngừng học tập và rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực đáng quý của cuộc sống, học tập luôn đi đối với việc tu dưỡng về đạo đức cá nhân, đạo đức là việc mà mỗi học sinh và cả những cá nhân trong xã hội phải học tập và hành động theo những chuẩn mực đọa đức đó có như vậy chúng ta mới có được thanh danh trong sáng, tiếng thơm để lại cho đời, dù nghèo đó những chúng ta vẫn phải có những suy nghĩ và hành động đúng đắn không  vi phạm và sai lệch đối với các chuẩn mực của xã hội.

Mỗi người cần phải coi trọng vấn đề đạo đức hai câu trên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, dù nghèo đói những con người luôn luôn phải tu dưỡng và rèn luyện bản thân trở thân thành  những con người  có đạo đức và có văn hóa như vậy sẽ góp phần tạo cho chúng ta một lối sống đẹp và hợp với những điều đáng quý và một xã hội văn minh hiện đại.

Giải thích và bình luận câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm – Bài làm 3

Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn, người xưa có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hằng ngày là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống. Trong xã hội phong kiến, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự nghèo khổ: Bần cùng sinh đạo tặc, hay Đói ăn vụng, túng làm càn. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh, còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch cửa ông cha.

Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống, liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể nhất, tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi sôi nước mất trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Suốt đời, người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ, ấm no?

Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm giá, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự tự khẳng định và đề cao lối sống trong sạch của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.

Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được thể hiện trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thông từ ngày xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.
0