Giải thích và bình luận câu nói: Sự làm việc tránh cho ta ba cái tật lớn: Tật xấu, nỗi buồn và nghèo túng – Văn hay lớp 7
Giải thích và bình luận câu nói: Sự làm việc tránh cho ta ba cái tật lớn: Tật xấu, nỗi buồn và nghèo túng – Bài làm 1 Sống ở trên đời, ai cũng phải làm việc. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng hiểu cho hết ý nghĩa của sự làm việc, không phải ai cũng biết. Nhà văn, nhà tư tưởng ...
Giải thích và bình luận câu nói: Sự làm việc tránh cho ta ba cái tật lớn: Tật xấu, nỗi buồn và nghèo túng – Bài làm 1
Sống ở trên đời, ai cũng phải làm việc. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nhưng hiểu cho hết ý nghĩa của sự làm việc, không phải ai cũng biết. Nhà văn, nhà tư tưởng Von-te người Pháp đã giúp ta có một cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Ông nói; “Sự làm việc tránh cho ta ba cái hại lớn: tật xấu, nỗi buồn và cảnh nghèo túng”.
Chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ ý kiến của Von-te. Làm việc là một hoạt động liên tục, ít nhiều có sự cố gắng, nhằm đạt một kết quả có ích nào đó. Như vậy, sự làm việc đòi hỏi con người tham gia phải có sự nỗ lực nhất định. Có thể đó là sự nỗ lực về mặt vật chất: bỏ công, bỏ sức ra. Có khi đó là sự nỗ lực về mặt tinh thần: bỏ tâm trí, suy nghĩ tính toán.
Có khi lại bỏ cả công sức vật chất lẫn tâm trí suy nghĩ mới có thể hoàn thành được công việc. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi sự cố gắng toàn diện, nhiều mặt của con người trong công việc. Làm vườn, làm ruộng đương nhiên là phải bỏ sức làm đất, cày sâu, cuốc bẫm. Nhưng nếu không biết ứng dụng những tiến bộ khoa học để tính toán xem mảnh đất cằn được sử dụng như thế nào cho có hiệu quả cao, năng suất lớn thì làm sao vàng cầm tay ngay trên mảnh đất đầy kẽm gai và mìn trái như anh Cao Trường Sơn ở Bình Chánh. Hay như anh Lê Văn Hai ở phường 4, quận 8 đã làm giàu ngay trên mảnh đất ngập mặn. Hay như anh Nguyễn Văn Được ở ấp Thống Nhất xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn đã trở thành triệu phú từ 5 công đất loại xấu, hạng 6.
Việc cố gắng trong lao động làm cho cuộc sống của con người trở nên có mục đích rõ ràng. Mục đích đó thôi thúc người ta vươn tới, làm cho cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Nó làm cho người ta xa rời nỗi buồn vẩn vơ của những người không có việc để làm. Nó làm cho người ta thoát khỏi những tật xấu của những người không có mục đích đeo đuổi.
Cha ông chúng ta đã nói thật chí lí “nhàn cư vi bất thiện”. Con người vốn năng động. Con người càng trẻ, sức lực càng dồi dào thì lại càng đòi hỏi hoạt động nhiều hơn. Nếu hướng được hoạt động đó và một mục đích tốt đẹp, cao cả thì con người và xã hội sẽ gặt hái được kết quả mĩ mãn. Còn nếu mất phương hướng bởi không có việc làm có ích, hoặc bởi “nhàn cư”, sống không có việc gì để làm, thì cái sức tràn ứ trong người sẽ thôi thúc người ta phải “bung” nó ra, phải làm một cái gì đó chợt nảy sinh hoặc bắt chước những kẻ “nhàn cư” khác trong các trò vô bổ, có khi lại có hại cho xã hội, cho mọi người – những trò bất thiện.
Cứ điểm mặt những thanh niên tham gia vào các nhóm đua xe tụ tập quanh các tụ điểm nhậu nhẹt, quậy phá nơi công cộng có ai là người có công ăn việc làm đàng hoàng? Nếu còn ở tuổi cắp sách đến trường, thì có học sinh nào trong số đó học được chứ đừng nói gì đến học khá, học giỏi?
Cứ điểm mặt những băng nhóm lưu manh và tìm hiểu con đường đưa họ đến với hoạt động ngoài vòng pháp luật, ta sẽ thấy tuyệt đại đa số là những thanh niên cần tiền của
để thỏa mãn cuộc sống trác táng, ăn chơi mà lại ngại làm những công việc lương thiện. Chính vì vậy mà Nhà nước ta đã cải tạo họ bằng cách dạy và đem đến cho họ có một công việc làm lương thiện. Công việc giúp họ xa lánh những thói xấu tật hư. Công việc đã làm cho họ không còn những thời gian nhàn rỗi vô vị đe nỗi buồn phiền có thể phát triển. Thực tế cuộc sống đã chứng minh tính đúng đắn của việc cải tạo con người này. Có không ít những thanh niên đã một thời hư hỏng, nhờ có được một nghề sau thời gian học ở trường cải tạo đã trở về với đời thường, có người còn tích cực tham gia vào công việc cải hóa những người còn lầm lạc như anh Tài, anh Sang ở,phường 14, quận 5. Trường, phục hồi nhân phẩm là một trường cải tạo những chị em làm nghề buôn phấn bán hương, thực chất là trường dạy nghề cho những chị em không có phương tiện kiếm sống một cách chính đáng. Cũng cần nói thêm là đồng tiền mà người ta kiếm được từ công việc chính đáng, từ việc đổ mồ hôi, đổ công sức để có được lại còn một tác dụng giúp người ta biết cách tiêu xài hợp lí.
Câu nói của Vôn-te một lần nữa củng cố cho chúng ta bài học về việc con người phải có nghề, phải có công việc để làm. Việc hành nghề một cách lương thiện, chính đáng góp phần nâng cao phẩm chất của con người trong xã hội.
Giải thích và bình luận câu nói: Sự làm việc tránh cho ta ba cái tật lớn: Tật xấu, nỗi buồn và nghèo túng – Bài làm 2
Có ai đó đã nói: “đời người không phải là một ngày hội, cũng không phải là một ngày tang tóc, mà là một ngày cần lao”. Con người ai cũng phải lao động và làm việc. Lao động chân chính đem cho cuộc sống, niềm vui và hạnh phúc. Bàn về vai trò của lao động, nhà văn Voltaire người Pháp nhận định: “Việc làm xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư và cùng túng”.
Với cách nói giản dị, đi thẳng vào vấn đề mà không cần đến bất kì một hình ảnh ẩn dụ, một lối nói đầy tính nghệ thuật nào, câu nói đã khẳng định được tác dụng to lớn của việc làm hữu ích đối với hai giá trị của con người: giá trị tinh thần và vật chất, đem đến niềm vui, ấm no và sự rèn luyện đạo đức thay cho buồn nản, thói hư và cùng túng. Khi nói đến “việc làm”, ta thường nghĩ ngay đến việc làm bằng chân tay hay bằng trí tuệ. Một mặt con người sử dụng sức mạnh của cơ bắp, mặt khác lại sử dụng bộ não để làm việc, tuy hai cách thức làm việc khác nhau đều là một quy luật sống của xã hội, của loài người. Nhờ có lao động mà con người, xã hội phát triển. Trẻ em sinh ra phải múa may chân tay, biết trườn, bò,… theo thời gian thì cơ thể mới phát triển và hoàn thiện. Xã hội ngày càng được phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì vấn đề về bằng cấp là rất quan trọng. Do vậy, việc học hành làm cho con người mở mang kiến thức, chuẩn bị vào đời một cách có hệ thống, đầu tư cơ bản cho sự tiến bộ của cá nhân và xã hội sau này. Ngoài ra làm một việc gì đó do xã hội phân công, trước hết là để guồng máy xã hội chuyển động đều đặn và sau đó là rút tỉa những kinh nghiệm để công việc tốt hơn. Vì vậy có lao động mới chứng tỏ sự sống vẫn còn tồn tại và phát triển.
Ta vẫn thường nghe: “Nỗi buồn sẽ phai theo thời gian và làm việc chính là liều thuốc tốt nhất để quên đi nỗi buồn ấy”.-Đó là lời nhận xét chưa thật chính xác'song theo một khía cạnh nào đây nó lại rất có lí. Làm việc không chỉ là một quy luật sống mà nó còn giúp ta xua tan được sự buồn nản và ưu tư. Khi ta làm việc, cơ thể có được sự cân bằng cả thể chất lẫn tâm hồn, vui khi thành công, buồn khi thất bại và quyết chí thực hiện cho thành công.
Ngược lại khi cơ thể hoàn toàn không hoạt động thì dễ sinh ra uể oải, tinh thần sinh ra nản chí, buồn dai dẳng, không thấy một chút sinh thú ở đời và dễ sinh ra tư tưởng bi quan. Điều này chính bản thân ta cũng nhận thấy chứ không riêng gì Voltaire. Đó là câu chuyện về Tai, Mắt, Chân, Tay, Miệng. Vì tranh giành công việc, Tai, Mắt, Chân, Tay đều không chịu làm việc cho lão Miệng ăn, kết quả là họ đều cảm, thấy buồn nản, bị mệt mỏi và mất đi một phần sức lực. Cuối cùng, họ mới thấy làm việc giúp họ vui vẻ, khoẻ mạnh và xua tan mọi tư tưởng bi quan. Cũng giống như học sinh chúng ta vậy, học hành siêng năng thì sẽ thi đỗ, không chỉ bản thân vui mà cha mẹ đều vui, còn lười biếng thi rớt thì đều làm mọi người thất vọng…
Ngạn ngữ có câu: “Ở không là cha mẹ của các tật xấu" hay câu: “Tiểu nhân hàn cư vi bất thiện” đã cho thấy việc làm là râ't quan trọng như thế nào. Nó bức con người ra khỏi những nỗi buồn và các thói hư, tật xấu. Không làm việc sẽ sinh ra buồn nản nên phải tìm trò giải trí để xua tan nỗi buồn. Khi ấy ta dễ cuốn vào cờ bạc, hút xách say sưa,., rồi từ đó dễ nảy sinh ra trộm cắp, cướp giật, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội. Hàng ngày ta cật lực làm việc không chỉ để tránh xa những cái xấu mà còn là một sự trả ơn như Nguyễn Công Trứ quan niệm:
“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay”
Không trả nợ nước thì ta trả nợ cho cha mẹ, cho thầy cô, cho xã hội… Một công việc ổn định tạo cho ta một nghị lực vững chắc và có thể tạo ra niềm vui mới. Điều quan trọng cuối cùng mà Voltaire muốn nhắc đến là làm việc xua đuổi sự cùng túng và giúp cho ta giàu có, ấm no. Đó là một điều không thể chối cãi “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ“, hay “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Chúng ta cũng phải thấy rằng người giàu có thường là những người siêng năng làm việc. Tiêu biểu là Bill Gates – từng là người giàu có nhất thế giới, cũng phải làm việc không ngừng. Ngược lại không làm việc sẽ trở nên cùng túng. Bần cùng sinh đạo tặc. Phụ nữ sẽ sa vào việc bán rẻ nhân phẩm để kiếm miếng ăn, có người chán đời, thất vọng đi đến kết liễu đời mình.
Vậy ai cũng phải làm việc, không chỉ là trách nhiệm với bản thân, với gia đình mà quan trọng hơn nó luôn làm cho tâm hồn ta thư thái, ung dung và nhẹ nhàng – yếu tố đó rất cần thiết cho cuộc sống hiện đại sôi động nhưng cũng lắm bon chen. Câu nói của Voltaire đã cách chúng ta mấy trăm năm song những gì ông nói vẫn đúng với cuộc sống hôm nay. Xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ vượt bậc, chỉ cần ngủ một đêm là có những phát minh mới vào sáng hôm sau. Đây là thành quả của sự đam mê công việc. Trường học càng được xây dựng nhiều, càng củng cô' chất lượng để làm cơ sở cho sự đua tranh về tìm kiếm và phát minh khoa học giữa các quốc gia trong thời kì hội nhập và kinh tế thị trường. Khoa học càng phát triển các hoá chất được phát hiện,… thì cũng là các vi rút lạ xuất hiện và gâv bệnh trong đó có vi rút HIV, Ebola,… đe doạ mạng sống của biết bao người mà giới y học đang nỗ lực làm việc để tin thuốc chống lại. Tất cả những điều trên đều là kết quả của quá trình làm việc và nghiên cứu và câu nói của Voltaire càng có giá trị hơn người ta tưởng.
Câu nói của Voltaire cũng chính là lí tưởng, trách nhiệm cho thanh niên và con người thời hiện đại. Chính ông cũng đã suốt đời làm việc, không ngừng đấu tranh cho tự do, công bằng để có được thành công như ngày hôm nay. Vì vậy con người đã sống thì phải làm việc bằng cả sức lực của mình để sau này sẽ thấy nhẹ nhàng hơn.