Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn – Văn hay lớp 7
Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn – Bài làm 1 Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như ...
Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn – Bài làm 1
Trong cuộc sống ai ai cũng đều phải học lễ nghĩa lầm người, trước khi đi khai phá nền tri thức của nhân loại con người cần phải học đạo đức và học lễ nghĩa để có thể trở thành một con người tốt trong xã hội này được, như người xưa đã từng nói “ Tiên học lễ hậu học văn”.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này nói tiên cần phải học lễ và hậu học văn, nhưng ý nghĩa sâu xã và hàm ẩn trong câu này người xưa muốn dậy dỗ chúng ta để chúng ta trở thành những con người có đạo đức trong xã hội, trước tiên chúng ta cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một con người tốt trong xã hội sau đó mới đến lượt chúng ta học văn hóa, học những trí thức của nhân loại, để làm người của xã hội hiện đại. Nhưng trước tiên muốn trở thành những người có ích cho xã hội này chúng ta cần trở thành những con người có đạo đức có văn hóa “tiên học lễ hậu học văn” hãy học văn hóa ứng xử và cách làm người, sau đó mới nghiên cứu chuyên sâu kiến thức từ sách vở từ nhân loại.
Như Bác Hồ đã từng nói “ người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên” vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện con người không nên nơi lỏng bất cứ 1 việc nào, rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa, mỗi người chúng ta ai ai cũng đều phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Từ khi biết nhận thức và trở thành những người công dân của xã hội chúng ta đều phải rèn luyện bản thân và luôn có quá trình đánh giá và tự nhận diện về bản thân xem xét những yếu tố quan trọng để mình có thể trở thành một con người toàn diện cho xã hội này. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nơi lỏng việc rèn luyện bản thân, cần phải có đạo đức có văn hóa chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này, một xã hội cần có nhưng lễ nghi ứng xử cho phù hợp và cần những con người tài năng cho đất nước.
Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nan để mọi người học tập và noi theo, câu tục ngữ này không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này, chúng ta cần coi câu tục ngữ này là nền tảng là những bí kíp quý báu để chúng ta học tập và noi theo, đó là những điều đã được ông cha ta để lại và nó đã được tar nghiệm ở mọi thời đại đến nay nó trở thành những bài học vô cùng quý báu cho mỗi con người chúng ta. Câu tục ngữ này đã che trở và dìu dắt chúng ta để chúng ta trưởng thành nên mỗi ngày và nhờ có câu tuc ngữ này chúng ta mới hiểu được những thứ quý báu trong cuộc sống. Cuộc sống luôn chưa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.
Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, chủ Tịch Hồ Chí Minh người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam, khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “ muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.
Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân, luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta, chúng ta cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.
Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn – Bài làm 2
Trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và trau rồi thêm những kiến thức quan trọng để bồi đắp cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, như dân tộc ta đã có câu: tiên học lễ hậu học văn”.
Tiên học lễ hậu học văn là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xưa đến nay, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết về nó để từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tiên thường để chỉ những điều trước tiên cần phải làm, hậu đó là những điều sau đó, tiên học lễ hậu học văn đơn thuần nói về những lễ nghi và những văn hóa ứng xử của con người. Tiên học lễ hậu học văn đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay. Từ xưa đến nay câu tục ngữ này đã được ông cha ta đúc kết và tạo thành những kinh nghiệm sống có giá trị bởi lẽ muốn trở thành những con người có ích cho xã hội trước tiên chúng ta phải là những con người có đạo đức và có văn hóa, nhưng vấn đề đạo đức vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, như chúng ta đều thấy lễ nghi và phép tắc là những chuẩn mực vô cùng quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh và hiện đại.
Những điều đó không chỉ cho con người chúng ta những bài học quý giá và có giá trị nhất, nó còn làm nên nhiều những ý nghĩa khác nhắc nhở mỗi chúng ta nên phải học hỏi và tu dưỡng bản thân.Trước tiên cần phải học hỏi lễ nghi làm người, sau đó cần phải biết cách ứng xử cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Như chúng ta đều được biết trong quãng thời gian chúng ta đi học, chúng ta luôn luôn được học bộ môn đạo đức đó là bộ môn giáo dục cho chúng ta cách làm người đúng đắn và cần phải có những cách ứng xử và cách thể hiện cho phù hợp, giáo dục đạo đức con người không chỉ luôn được đề cao mà nó trở thành một lĩnh vực rộng lớn mà chúng ta luôn luôn phải học hỏi và rèn luyện bản thân.
Muốn trở thành những con người có ích cho xã hội bản thân chúng ta cần phải luôn luôn trau dồi về đạo đức và về mặt ứng xử của mình, đó là những điều mang lại những ý nghĩa tuyệt vời nhất, giá trị về đạo đức luôn luôn được đề cao, trước tiên khi rèn luyện và trau dồi về mặt văn hóa chúng ta phải trở thành những con người có đạo đức, nắm được những điều mà cuộc sống này đang dành cho chúng ta, làm được điều đó thì cuộc sống của chúng ta mới thực sự có giá trị và có ý nghĩa to lớn, trong cuộc sống đạo đức là một vấn đề rất rộng lớn đó là những phẩm chất và những quy tắc ứng xử của con người, những chuẩn mực đạo đức luôn luôn được coi trọng và rèn luyện mạnh mẽ hơn, giá trị của nó vô cùng to lớn và để lại cho chúng ta những điều có giá trị và cần thiết nhất.
Tiên học lễ hậu học văn là câu tục ngữ vô cùng có ý nghĩa từ xưa đến nay, nó vẫn luôn đúng và để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ và cách xem xét lại chính bản thân của mình, những điều đem lại giá trị cho cuộc sống này, là con người biết cư xử với nhau như những người có đạo đức và có văn hóa như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự được văn mình và nó tạo điều kiện để chúng ta phát triển một cách mạnh mẽ và linh hoạt nhất. Trong sự phát triển của con người ngoài kiến thức là những điều cực kì quan trọng để giúp cho chúng ta có nhiều hiểu biết và ngày càng nâng cao trình độ văn hóa của mình lên, thì đạo đức luôn luôn được đặt lên hàng đầu, để trở thành những con người có đạo đức và có văn hóa tốt chúng ta cần phải tuân thủ những quy tắc và những chuẩn mực mà xã hội quy định. Luôn luôn rèn luyện tinh thần phê và tự phê cho bản thân để từ đó cải thiện lại chính bản thân mình một cách có giá trị và có ý nghĩa nhất.
Những lễ nghi văn hóa đó sẽ góp phần hoàn thiện bản thân mỗi con người từng ngày, những người có đạo đức sẽ góp phần làm cho nhân phẩm của họ ngày càng được nâng cao, và họ sẽ có những phép ứng xử phù hợp với tất cả mọi người trong xã hội này, quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày càng phải được cải thiện và trau dồi một cách có giá trị, chính những điều đó làm nên những điều tuyệt vời nhất trong bản thân họ. Giống như trong cuộc sống chúng ta thấy giá trị về đạo đức và nhân phẩm của mỗi con người luôn luôn được đánh giá cao, nó trở thành những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình, luôn luôn rèn luyện và trau dồi bản thân từ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và nó tươi đẹp hơn.
Những điều mang lại những ý nghĩa tốt đẹp nhất sẽ luôn luôn tồn tại và nó trở thành những thứ thiết yêu và quan trọng cho mỗi con người, giá trị niềm tin và những thử thách luôn luôn được đặt ra cho con người, nhưng khi con người có đạo đức thì những điều đó không làm cho họ bị gục ngã, và họ vẫn vượt qua nó một cách nhanh chóng và có giá trị hơn, mỗi người chúng ta nên rèn luyện bản thân và trau dồi những điều cần thiết nhất để từ đó tạo nên niềm tin giá trị và sự quý giá biết bao cho mỗi con người.
Ngàn đời nay dân tộc ta vẫn luôn luôn coi trọng đạo đức và nó trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người biết làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa của nó để lại cho con người cũng vo cùng qua trọng và mang những ý nghĩa thiết yếu và mạnh mẽ nhất. Cha ông từ luôn mong muốn chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội, những con người có đạo đức để trở thành những người biết cách cư xử và ứng xử với mọi người, những điều đó không chỉ làm nên những giá trị cao đẹp mà nó để lại cho con người những giá trị cao quý và mạnh mẽ nhất, mỗi người chúng ta đang ngày càng được cải thiện đều đó trong những mối quan hệ hàng ngày, biết ứng xử cho hợp tình và đúng chuẩn mực phải là quá trình rèn luyện và trở thành những con người thực sự có ý nghĩa, những điều mà chúng ta đang làm đều có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta, từ những cách cư xử với mọi người và những phẩm chất luôn có trong mình để đối đãi với người khác nó được đánh giá là một con người có văn hóa và có đạo đức.
Song hành với quá trình rèn luyện đạo đức cho bản thân mỗi người cũng nên trau dồi những vốn kiến thức để cho tâm hiểu biết của chúng ta được sâu rộng hơn, không ngừng học hỏi và phát triển bản thân mỗi ngày. Như ông cha ta đã có câu muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học, để trở thành những con người có đạo đức có văn hóa chúng ta phải học hỏi và tạo điều kiện cho bản thân mình có những điều kiện cần thiết để mở mang vốn tri thức của bản thân, giá trị về niềm tin trong cuộc sống sẽ luôn luôn được mở rộng và nó thực sự trở thành những điều thiết yêu và phát triển mạnh mẽ trong bản thân mỗi người. Những người có kiến thức rất sâu rộng nhưng đạo đức của họ thấp thì cũng không được xã hội này coi trọng và họ cũng bị xã hội đào thải.
Chúng ta cần phải không ngừng học tập tu dưỡng đạo đức và văn hóa cho bản thân có như vậy chúng ta mới trở thành những con người có giá trị được xã hội công nhận và được dành nhiều tình yêu thương nhiều hơn.
Giải thích câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn – Bài làm 3
Ai trong mỗi chúng ta đều phải đi học, đều phải tích lũy thêm những vốn kiến thức cho bản thân. Cũng như ông cha ta đã để lại cho chúng ta một kho tàng những câu ca dao tục ngữ, trong đó có một câu nói mà tất cả học sinh chúng ta đều thuộc làu vì đây là câu nói được đặt ở mỗi lớp ở trường học các cấp: “Tiên học lễ, hậu học văn.”
Theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì trước hết phải học lễ nghĩa, sau khi học được lễ nghĩa thì mới có thể học kiến thức. Nếu chỉ có thể học mỗi kiến thức thì rất dễ vì ai cũng có thể học được, nhưng cái khó nhất trong rèn luyện là học lễ nghĩa, học cách ứng xử hay chính là học làm người.
Muốn trở thành một con người giỏi, có ích cho đất nước, cho xã hội thì mỗi con người phải biết tu dưỡng đạo đức của bản thân. Phải học cách ứng xử với mọi người,biết đối nhân xử thế để có thể làm tấm gương cho mọi người có thể học tập theo. Rèn luyện đạo đức của bản thân không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều mà đây là việc rèn luyện bền bỉ, lâu dài và suốt cuộc đời. Trước hết, khi còn là học sinh, khi vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải học tập và luôn bồi dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các hoạt động của đoàn, đội, tham gia vào các phong trào của đoàn trường. Phải luôn biết ứng xử đúng mực, biết kính trên nhường dưới. Phải biết vâng lời thầy cô, vâng lời ông bà cha mẹ.
Không được có những thái độ coi thường với những người có hoàn cảnh khó khăn, hay tàn tật và luôn phải đối xử công bằng với họ. Đã bao giờ bạn tự hỏi, những người ăn xin sẽ nghĩ như thế nào, nếu bạn “vứt tiền” vào giỏ cho họ chưa? Sẽ rất khó để bạn tưởng tượng được, họ phải đến bước đường cùng, họ không còn sự lựa chọn nào nữa, thì họ mới làm thế. Họ không bắt ép bạn cho tiền, thậm chí những gói đồ ăn thừa, những bộ quần áo cũng của bạn cũng giúp họ cảm thấy được bao bọc nhiều hơn. Thay vì “vứt tiền” bạn hãy đặt những đồng tiền dù ít nhưng có ý nghĩa vào tay cho họ. Họ đáng được trân trọng, yêu thương thay vì cho rằng: đã đi ăn xin thì không cần lòng tự trọng.
Sau khi bạn đã hiểu được tầm quan trọng và cần thiết phải rèn luyện đạo đức, nhưng trước hết, để hiểu được vấn đề và đưa vào thực tế thì bạn cần phải nhận thức được, sau đó sẽ có những hành động để áp dụng những điều hiểu biết của họ vào trong cuộc sống. Khi đạo đức đã được rèn luyện thì sao đó, bạn cần học tập thật tốt để cung cấp kiến thức cho bản thân. Khi bạn học tiểu học, bạn thấy vốn kiến thức thật nhiều và khó. Nhưng càng lên cao, khi quay đầu nhìn lại, thì vốn kiến thức mình được học trước đây lại quá nhỏ bé. Chính vì vậy, hãy cố gắng để tiếp thu kiến thức cho bản thân.
Sau khi đã rèn luyện và bồi dưỡng cả lễ nghĩa và kiến thức thì bạn hãy đem những kiến thức của mình học được ra để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Đó cũng chính là những điều mà ông cha ta đã gửi gắm đến cho con cháu của mình ẩn sau câu tục ngữ: “Tiên học lễ hậu học văn”.