28/05/2017, 15:01

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Văn mẫu lớp 7

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 1 Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ...

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 1 Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ...

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 1

Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.

Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường.

Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.

Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.

Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.

Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó.

Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc.

Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế.

Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều.

Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác.

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 2

Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trnag vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.

Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 3

Ngay từ lúc vỡ lòng thì ông bà đã luôn khuyên răn con cháu phải biết ăn nói học hỏi những người khác những đức tính tốt đẹp. Không ai trong mỗi chúng ta giỏi lên được từ khi mới sinh ra mà cũng không ai chiu khó tìm tòi đọc sách lại trở nên ngu muội.có học hỏi có tôi luyện thì mới mong có ngày thành tài được. Chính vì vậy ông cha ta đã đúc kết thành một câu tục ngữ rất chí lí” Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn đúng quả thật là chí lí. Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục và nhân văn sâu sắc. Mỗi chúng ta nên có cái nhìn nhiều chiều để mang tới cho mình những bài học cũng như những triết lí sống sâu sắc.

Vậy đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì? Nếu như theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì, mỗi ngày dù tới đâu, thì mỗi nới mà chúng ta tới thì chúng ta đều tìm được những điều mới lạ lí thú . Chúng ta còn học được những điều hay lẽ phải và cả những bài học đường đời mà bản thân chúng ta phải trải qua mới biết.

Nghĩa bóng của câu tục ngữ chính là khuyên răn chúng ta phải biết học hỏi cóp nhặt và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Chúng ta bỏ thời gian và công sức của mình ra bao nhiêu thì nhận lại được những kết quả như mong đợi. Ví dụ chúng ta không chỉ đọc sách mà còn học hỏi bạn bè tìm kiếm những nguồn thông tin và kiến thức mới thì kết quả là chúng ta sẽ có vốn kiến thức sâu rộng.

Với những người ham học hỏi biết cóp nhặt những tri thức những điều hay lẽ phải thì họ luôn thành công hơn những người khác. Mà những người như vậy cũng luôn được những người xung quanh trân trọng quí mến. Một người luôn biết tiếp thu và cóp nhặt điều hay thì quả thật bản thân họ cũng rất tự trọng, khiêm tốn.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn giúp cho chúng ta hiểu một điều rằng không ai khác ngoài chúng ta có thể thay  thế chúng ta tìm hiểu nền kiến thức văn hóa và cả những điêu hay lẽ phải những nét đẹp mà mỗi con người đóng góp nên.

Những gì ông cha để lại quả thật đúng đắn và có ý nghĩa lớn, Bản thân chúng ta luôn tự ý thức về những điều mà chúng ta cảm thấy có ích, chúng ta phải luôn biết phấn đấu vì một cuộc sống hạnh phúc và một xã hội văn minh hơn. Biết tiếp thu biết nhận thức và biết nắm bắt những điều đang tới thì ắt thành công sẽ tới theo cùng.

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 4

Ngay cả những người tài giỏi nhất cũng chưa chắc biết hết tất cả mọi điều trên trên thế gian này. Chính vì vậy, kiến thức luôn là một kho tàng mênh mông đối với loài người. Càng tìm hiểu, càng học hỏi chúng ta mới thấy rằng kiến thức rất rộng lớn và sự hiểu biết của chúng ta mới chỉ là một phần rất nhỏ. Chính vì thế mà chúng ta cần phải tìm tòi hơn nữa, học hỏi hơn nữa như câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” của cha ông ta ngày xưa để lại.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một lời khuyên, lời dạy của cha ông ta trong học tập và cuộc sống. Theo nghĩa tường minh thì “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là những hiểu biết, học hỏi thêm nhiều điều mới mà ta bắt gặp trên đường đi ấy.

Câu tục ngữ có hai vế “một ngày đàng” và “một sàng khôn” rất đăng đối, cân xứng nhau. Hơn nữa nó còn thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Hai vế câu tục ngữ ngữ này cùng nhằm làm sáng lên ý nghĩa: cần phải thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài để thăm thú, tiếp xúc với những điều mới mẻ xung quanh, hiểu biết và học hỏi để trở thành người uyên bác hơn, tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa “sàng khôn” còn có ý nghĩa thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận những kiến thức tinh túy, tốt đẹp ở bên ngoài để trau dồi sự hiểu biết và kiến thức của bản thân mình. Từ đó việc hỏi học mới là đúng đắn, có ích và có hiệu quả cao.

Trong cuộc sống và đối với mỗi người, câu tục ngữ này thực sự có ý nghĩa rất quan trọng. Sự hiểu biết giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn, sống văn minh hơn. Chính vì thế mà ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết rộng và trở nên tài giỏi. Muốn vậy thì chúng ta không thể không bước ra khỏi bốn bức tường chật hẹp để đến với thế giới rộng lớn bao la với vô vàn những điều mới mẻ đang chờ đón. Nếu có điều kiện thì hãy đi xa, đến thăm những vùng miền khác nhau để bạn hiểu hơn về con người, về cuộc sống. Nếu không thì cũng không cần đi xa, chỉ cần bước ra đường là bạn cũng có thể học hỏi được một vài điều.

Có thể bạn gặp một cụ già ăn xin, bạn hiểu rằng cuộc sống của nhiều người hãy còn khốn khó, bạn biết trân trọng cuộc sống của mình hơn và giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Có thể bạn sẽ gặp một người nào đó vô tình mỉm cười với bạn, và khi ấy, bạn quên đi nỗi buồn của mình, bạn thấy rằng một nụ cười đôi khi cũng giúp cho con người ta có thêm động lực và trở nên lạc quan hơn. Còn rất rất nhiều điều mà khi bạn bước ra ngoài “đường”, ngoài thế giới bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn được. Đôi khi sự học hỏi không chỉ dành cho riêng bản thân bạn mà bạn có thể đem sự hiểu biết của mình truyền giảng cho người khác nữa. Đó cũng là một sự học hỏi có ích cho tất cả mọi người.

Ngày nay, tuy rằng chúng ta đã có thể dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các thông tin, kiến thức trên mạng internet nhưng điều đó không có mấy tác dụng đối với sự hiểu biết của chính bản thân chúng ta. Những thông tin đó đa phần là một chiều, là do người khác nói lên. Còn bạn, bạn có cảm thấy như vậy hay không, bạn muốn biết đúng – sai, thực – hư thế nào thì chỉ có cách là bước ra ngoài để tụ trải nghiệm và thực chứng. Điều này sẽ cho thấy rằng, việc ngồi ở nhà lướt net đọc báo và việc bước ra ngoài tự tìm hiểu khác xa nhau vạn dặm. Bởi lẽ đó, con người chúng ta không nên phụ thuộc vào những thông tin có sẵn. Hãy đi để thực nghiệm và học hỏi, tích lũy vốn sống cho chính bản thân mình.

Mặc dù câu tục ngũ xuất hiện từ xa xưa nhưng cho đến hoàn cảnh hiện nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập quốc tế, bởi vậy mỗi người chúng ta cũng cần phải có ý thức tự giác học tập, tìm tòi để vươn ra thế giới, hòa nhập với thế giới. Khi còn đang học tập trong các nhà trường thì mỗi học sinh chúng ta được tiếp cận với các tri thức quý giá của nhân loại mọt cách bài bản, có chọn lọc. Bởi vậy, chúng ta cần phải nỗ lực trong học tập và rèn luyện. Hơn nữa, học không chỉ là trong sách vở mà còn là học thầy cô, bạn bè, học từ những điều trong cuộc sống thân quen hàng ngày.

Kiến thức là một kho tàng khổng lồ của nhân loại và việc học là cả một quá trình dài, không bao giờ là thừa, là đủ cả. Chính vì thế, không phải điều nào chúng ta cũng có thể biết hết, học hết được. Hãy học hỏi, tích lũy những điều hữu ích, thiết thực với bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu để trở thành người tốt, làm những việc tốt cho gia đình và xã hội. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu đối với tất cả mọi người chúng ta. Việc học hỏi là không ngừng và học hỏi hơn nữa là điều rất cần thiết để hoàn thiện bản thân và xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Giải thích câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – Bài làm 5

Đối với mỗi con người việc đến trường để được trang bị kiến thức về đạo đức và tri thức là vô cùng cần thiết, bởi ở đó có thầy cô những người thầy người cô mẫu mực sẽ chỉ bảo cho ta nhiều điều hay lẽ phải và dạy cho ta những tri thức cơ bản về khoa học. Song nếu chỉ học ở nhà trường thôi thì chưa đủ bởi chúng ta cũng chỉ học hơn mười năm ở trường còn đâu chúng ta phải tự mình sống trong xã hội, vậy nên để có thể vững bước trên đường đời chúng ta cần học hỏi thêm những điều hay lẽ phải trong cuộc sống thường ngày bởi vậy tục ngữ đã có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói chính là một lời khuyên nếu ai đó muốn trở thành một con người hoàn thiện toàn diện.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, thứ nhất “Đi một ngày đàng” chỉ hành động đi trong một ngày của Con người tức đi ra ngoài xã hội, đi đến những nơi khác mà nơi đó cũng là trường dạy ta được chứ không phải chỉ hoạt động đi tới trường của mỗi người. Còn vế thứ hai, “học một sàng khôn” là chỉ kết quả thu được sau một ngày đi đến nơi mới đó. Khái niệm “sàng” ở đây muốn nói đến cái nhiều của một ngày đi đến môi trường học mới. Cái sàng là cụ thể hóa sức chứa của cái khôn.

Đây là một câu nói đúng, ta có thể giải thích tính đúng đắn của câu tục ngữ như sau:

Như ta đã biết trường học là nơi dạy ta những tri thức khoa học mang tính chất cơ bản và thầy cô dù có muốn chỉ bảo cho ta thật nhiều điều thì thời gian cũng rất là hạn chế, trong khi hàng ngày và những dịp nghỉ hè ta có thể đến nhiều nơi khác, ngoài mái trường ta đang học vậy ta hãy tận dụng những cơ hội đó để thực hành những tri thức thầy cô đã dạy, hơn nữa đó chính là môi trường để ta học hỏi thật nhiều điều, giúp ta có cái nhìn khách quan chân thật về cuộc sống hơn. Bởi khi ta trực tiếp đi trên đường, tận mắt chứng kiến cuộc sống đang diễn ra quanh mình: đó là cảnh chú công an giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố, bác công nhân đang miệt mài xây dựng công trình, những bà những chị đang mua mua bán bán, đâu đó còn có tiếng cãi vã, tiếng kêu của ai đó khi mải mua hàng bị kẻ cắp lấy trộm đồ. Tất cả những cảnh đó đều gợi cho ta những suy nghĩ về cuộc sống đó là luật pháp, luật lệ, là lao động, là những phức tạp… để từ đó ta nhận ra mình cần phải tuân thủ luật giao thông nếu không muốn trở thành kẻ vi phạm giao thông, rồi ở những nơi đông người cần cảnh giác không sẽ bị mất cắp. Và ta còn thấy trên đường còn có cụ già lẩy bẩy đang khó khăn mãi mà chưa sang đường được, lúc đó ta sẽ vội vã chạy đến giúp cụ sang đường, như vậy là ta đã làm được việc tốt, và ở kia còn có người cho đứa bé ăn xin nghìn bạc, cảnh đó gíup ta hiểu rằng cuộc sống tuy phức tạp nhưng còn có rất nhiều người tốt.

Những cái nhìn, những nhận xét đó chính là bài học cho tính thận trọng, lòng yêu thương biết chia sẻ, giúp đỡ những người gặp cảnh khó khăn, vất vả.

Hơn thế môi trường xã hội giúp ta có cái nhìn khách quan hơn về bản thân mình, nhiều người luôn tự hào rằng ở lớp này ta học giỏi nhất lớp nhưng nếu được đi ra ngoài ta thấy rằng có bạn còn giỏi hơn nhiều họ, đạt giải Toán, Lí quốc tế. Vậy khi nhận thức được điều đó, người ta thấy rằng mình cần cố gắng hơn và đừng vội vã bằng lòng với những gì mình đã đạt được. Từ đó ta sẽ nhận thấy cuộc sống quả có bao điều thú vị mà ta cần mở lòng ra để đón nhận.

Trong sách vở thường ca ngợi phong cảnh đất nước con người Việt Nam, vậy nên nếu có điều kiện ta nên đến thăm phong cảnh đất nước để hiểu thêm về nét đẹp đó đồng thời trên con đường ta đi ta sẽ lại bắt gặp những điều hay điều tốt để bổ sung thêm vào túi khôn của mình. Chẳng hạn nếu có dịp di vịnh Hạ Long bạn sẽ có thể biết thêm một cảnh đẹp của đất nước và bạn sẽ dễ dàng viết được bài văn hay khi cô giáo cho đề là: em hãy miêu tả lại một cảnh đẹp mà em biết. Như vậy những chuyến thật sự bổ ích đối với mỗi người.

Và tất cả những gì ta thu lượm được trên đường đi sẽ là nguồn kiến thức vô cùng quý giá giúp ta trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này, chẳng hạn một hành động đẹp gây ấn tượng ta có thể học hỏi và vận dụng còn những việc làm xấu ta sẽ tránh, để từ đó ta tự hoàn thiện nhân cách của mình hơn.

Và có một điều thật sự quan trọng đó là khi ra ngoài xã hội được giao tiếp, được va chạm nhiều mặt của cuộc sống, ta sẽ tự mình biết thế nào là điều tốt thế nào là điều xấu để từ đó tránh xa nếu đó là điều xấu và học hỏi điều tốt. Điều này giúp ta giải thích được hiện tượng vì sao có những bạn khi còn nhỏ rất ngoan ngoãn chỉ biết ở nhà và học hành chăm chỉ song đến khi lớn lên lại trở thành kẻ hư hỏng, nhiều khi không phải do bạn đó thay đổi mà khi bạn ra cuộc sống bạn không phân biệt đâu là người tốt đâu là người xấu nên chơi nhầm phải một số bạn xấu, bị lôi kéo và do không biết đó là thói xấu nên dần dần bạn sa ngã lúc nào không hay. Thế mới biết việc học những điều hay nhận biết điều dở là vổ cùng quan trọng.

Như vậy có thể thấy cái “sàng khôn” mà trường cuộc sống dạy chúng ta là rất rộng và có ý nghĩa sâu sắc. Nó giúp chúng ta học hỏi được điều hay và nhận biết những điều xấu để tránh. Có như vậy những chuyến đi của ta mới đem lại kết quả tốt đẹp, đem lại cái khôn, sự trưởng thành cho mỗi người.

Từ khóa từ Google

0