Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…” – văn 12
Đề bài: Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…” Bài làm Trong nghệ thuật, cụ thể là văn thơ, con người luôn đặt sự sáng tạo lên hàng đầu và là nền tảng cho sự nghiệp. Với Văn Cao – một ...
Đề bài: Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…”
Bài làm
Trong nghệ thuật, cụ thể là văn thơ, con người luôn đặt sự sáng tạo lên hàng đầu và là nền tảng cho sự nghiệp. Với Văn Cao – một tác giả có quan điển nghệ thuật tiến bộ, bằng tác phẩm “ Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã gởi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính. Ông viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
Sáng tác văn chương khác với người thợ tạo ra sản phẩm. Mỗi sản phẩm của một tác giả chỉ có thể là có một, người thợ có thể tạo ra hàng nghìn sản phẩm giống nhau. Nếu đứa con tinh thần của mỗi tác giả giống những tác phẩm khác thì không bao giờ đạt được chỗ đứng trong lòng người đọc và giới văn học. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Để tạo ra sản phẩm của mình thì một nhà văn cần cả một quá trình nghiền ngẫm, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm không đụng hàng mang dấu ấn riêng của bản thân, để mỗi khi đọc hay xem tác phẩm đó, người đọc có thể nhận ra tác giả, chứ không phải một người thợ điêu luyện. Văn chương chỉ công nhận đó là một tác giả khi người đó tự tạo ra một đứa con tinh thần của bản thân, người đó biết đi tìm những thứ chưa ai khám phá và khơi những nguồn cảm xúc chưa được mọi người cảm nhận tới.
Là nghệ sĩ, không ai bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Họ phải tự tạo cho mình cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề mới lạ, hay mặt khác của sự vật hiện tượng trong cuộc sống để đem đến cho người đọc những trải nghiệm mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị. Văn chương đạt đến thành công khi chạm tới trái tim của độc giả, giúp họ giải quyết những vấn đề trong cuộc sống và thỏa mãn những vướng mắc khó khăn. Người ta cũng ví nhà văn như nhà địa chất, với ý nghĩa rằng vai trò khám phá, tìm tòi, phát hiện cũng đầy gian nan.
Nói về chủ đề này, cũng có rất nhiều nhà văn đóng góp tư tưởng của bản thân. Gorki, nhà văn Nga, cũng đã từng nói: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là của riêng mình, hãy săn sóc nó phát triển tự do. Lúc một nghệ sĩ không có cái là của riêng mình thì phải thấy người đó không có gì hết”. Cái riêng, tất nhiên không phải sự sao chép, mà là sự tìm tòi, nó không đơn giản là một ngày một ngày hay mà là cả một quá trình để người đọc, người xem ghi nhớ về cái riêng về cái riêng biệt của người nghệ sĩ ấy. Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi cũng đã từng nói: “Một phần mười là thiên bẩm còn chín phần mười là nước mắt, mồ hôi”. Như thế để thấy quan niệm của Nam Cao không phải hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, ở Nam Cao đó không phải là một nhận thức lí luận được nhập cảng mà là một quan niệm được hình thành từ một cây bút có trách nhiệm, có tài năng với nền văn học nước nhà luôn luôn băn khoăn trăn trở về nghề và đã trở thành một ý thức thường trực, thành máu thịt, thành cảm hứng sáng tạo chi phối ngòi bút trong hầu hết các sáng tác của mình.
Chốt lại, không chỉ là sáng tác, Văn Cao đã gửi gắm bao tâm tư tình cảm của thân vào những sáng tác của bản thân, về quan niệm “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Là một lời nhắc nhở tới giới văn nghệ sĩ và những người có ý định bước chân vào sự nghiệp sáng tác của bản thân.
Nguồn: Văn mẫu hay