Giải Sinh lớp 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Giải Sinh lớp 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Bài 1 (trang 177 sgk Sinh học 9): Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào? Lời giải: Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, không ...
Giải Sinh lớp 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài 1 (trang 177 sgk Sinh học 9): Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào?
Lời giải:
Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi. Tài nguyên không tái sinh gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa. Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng hợp lí có thể phục hồi, đó là nguồn tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật.
Bài 2 (trang 177 sgk Sinh học 9): Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
Lời giải:
Tài nguyên không phải là vô tận, không đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại và duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiện và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Bài 3 (trang 177 sgk Sinh học 9): Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
Lời giải:
Nguồn năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, nàng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng trái đất., khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Đó là năng lượng sạch.
Bài 4 (trang 177 sgk Sinh học 9): Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các nguồn tài nguyên khác nhưu tài nguyên đất và nước?
Lời giải:
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác:
Rừng có vai trò quan trọng trong hình thành và bảo vệ đất. Cây rừng cản nước mưa làm nước ngấm vào đất hnaj chế xói mòn đất, chống bồi lấp sông, ao hồ, các công trình thuỷ lợi. rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm. Xác sinh vật rừng sau khi chết được phân giải sẽ cung cấp một lượng khoáng lớn cho đất.
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- Giải Sinh lớp 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
- Giải Sinh lớp 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
- Giải Sinh lớp 8 Bài 1: Bài mở đầu
- Giải Sinh lớp 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- Giải Sinh lớp 9 Bài 35: Ưu thế lai
- Giải Sinh lớp 8 Bài 58: Tuyến sinh dục