13/01/2018, 11:00

Giải Sinh lớp 6 Bài 12: Biến dạng của rễ

Giải Sinh lớp 6 Bài 12: Biến dạng của rễ Bài 1:(trang 42 sgk Sinh học 6): Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Lời giải: * Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang,. phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra ...

Giải Sinh lớp 6 Bài 12: Biến dạng của rễ


Bài 1:(trang 42 sgk Sinh học 6): Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng?

Lời giải:

* Rễ củ. Các loại rễ củ như củ sắn, cà rốt, khoai lang,. phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả.

* Rễ móc. Các loại rễ móc như rễ cây trầu không, cây vạn niên thanh… Đó là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây bám vào trụ để léo lên.

* Rễ thở. Có ở nhiều loại cây sống ở các đầm lầy ngập nước như vẹt, sú. mắm, cây bụt mọc… Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước lấy không khí cho rễ hô hấp.

* Giác mút. Có ở loại cây sống bám như tầm gửi, tơ hồng. Rễ biến thành giác mút đâm vào cây khác để hút thức ăn.

Bài 2:(trang 42 sgk Sinh học 6): Tại sao phải thu hoạch các cây có củ trước khi chúng ra hoa?

Lời giải:

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải…, thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 6 Bài 21: Quang hợp
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 31: Thụ tinh kết quả và tạo hóa
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 21: Di truyền y học
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
0