Giải Sinh lớp 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Giải Sinh lớp 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học Bài 1 (trang 212 SGK Sinh học 12): Tiến hoá nhỏ là gì? Lời giải: Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và tần số các kiểu gen cảu quần thể). Quá ...
Giải Sinh lớp 12 Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Bài 1 (trang 212 SGK Sinh học 12): Tiến hoá nhỏ là gì?
Lời giải:
Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và tần số các kiểu gen cảu quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc nào xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhât có thể tiến hoá và quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
Bài 2 (trang 212 SGK Sinh học 12): Giải thích sơ đồ (hình 47.1 SGK) bằng cách điền các từ thích hợp vào bệnh cạnh các mũi tên.
Lời giải:
Đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản tạo nguồn biến dị sơ cấp để rồi qua sinh sản tạo ra các biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp). Sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều kiểu gen khác nhau (biến dị tổ hợp) ở đời sau. Các kiểu gen trong những môi trường cụ thể sẽ cho ra những kiểu hình khác nhau. Các cá thể với các kiểu hình khác nhau sẽ khác biệt nhau về khả năng sống sót cũng như về khả năng sinh sản (chịu sự tác động của CLTN) nên hoặc là sống sót được (những cá thể có kiểu hình thích nghi) hoặc không sống sót hay khả năng sinh sản kém (những cá thể có kiểu hình không thích nghi).
Bài 3 (trang 212 SGK Sinh học 12): Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất?
Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá?
Lời giải:
Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen của quần thể là: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên. Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Ví dụ, nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng biến mất hoàn toàn khỏi quần thể. CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội,… Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 10-6 đến 10-4. CLTN là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá.
Bài 4 (trang 213 SGK Sinh học 12): Giải thích sơ đồ (hình 47.2 SGK).
Lời giải:
Từ một quần thể ban đầu do có cơ chế cách li nào đó tách thành hai quần thể A và B. Ban đầu hai quần thể còn có thể trao đổi vốn gen cho nhau (sự cách li chưa hoàn toàn) thì vẫn chỉ là hai quần thể của một loài. Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thể giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngày một được tăng cường) thì các quần thể cách li tích luỹ những khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến hình thành nên các chủng địa lí. Nếu sự trao đổi vốn gen giữa các chùng ngày một giảm dần thì sự khác biệt giữa các chủng có thể càng lớn và hai quần thể ban đầu có thể trở thành hai loài phụ (các cá thể vẫn có thể giao phối được với nhau và sinh ra đời con hữu thụ nhưng sự giao phối giữa các loài phụ như vậy rất ít xảy ra. Khi sự trao đổi vốn gen giữa các loài phụ hoàn toàn không xảy ra, điều này có nghĩa là giữa chúng đã có sự cách li sinh sản hoàn toàn thì hai loài phụ thuộc sẽ trở thành hai loài khác nhau.
Bài 5 (trang 213 SGK Sinh học 12): Nêu các điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Lời giải:
Sự khác biệt giữa hình thành loài bằng con đường địa lí với hình thành loài bằng lai xa đa bội hoá:
* Sự hình thành loài bằng con đường địa lí:
Đây là phương thức hình thành loài khác khu. Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau hoặc khi phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí (sông rộng, núi cao, dải đất liền,…) làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
– Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không thể giao phối với nhau. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.
– Do các quần thể được sống cách biệt trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hoá khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
* Sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá:
Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành lời thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hoá lại thường gây nên những rối loạn về giới tính.
Sự đa bội hoá có thể diễn ra trong khoảng khắc ở quá trình phân bào, lúc các NST phân li. Cá thể đa bội được cách li di truyền với các cá thể khác và sau một số ít thế hệ đã phát triển thành một nhóm có tính chất một loài mới. Nếu dạng mới này thích nghi với ngoại cảnh có sẽ tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái.
Lai xa và đa bội hoá là hình thức hình thành loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về NST đã nhanh chóng dẫn đến cách li sinh sản.
Bài 6 (trang 213 SGK Sinh học 12): Tiến hoá văn hoá là gì? Loài người ngày nay còn chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá sinh học nữa hay không? Giải thích.
Lời giải:
Tiến hoá văn hoá là khả năng thích nghi của con người có được là do học tập truyền từ người này qua người khác qua tiếng nói và chữ viết. Con người ngày nay vẫn còn chịu sự tác động của tiến hoá sinh học. Vì trong điều kiện không có nhiều thay đổi thì tiến hoá nhỏ vẫn xảy ra đối với mọi sinh vật.
Bài 1 (trang 214 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình 47.3, giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên.
Lời giải:
Các nội dung cơ bản về cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Ta có thể giải thích sơ đồ về quan hệ giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi trường như sau:
– Sự tác động qua lịa giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.
– Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,… và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
– Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
Bài 2 (trang 214 SGK Sinh học 12): Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong bảng 47
Bảng 47 SGK: Những nội dung cơ bản về quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Lời giải:
Những nội dung chính về quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Từ khóa tìm kiếm:
- giải bài tập sinh lớp 12
- giai bai tap sinh 12
- giải bài tập sinh học 12
- bài 1 sinh học lớp 12
- giải bài tập sinh
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái
- Giải Sinh lớp 12 Bài 31: Tiến hóa lớn
- Giải Sinh lớp 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
- Giải Sinh lớp 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Giải Sinh lớp 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
- Giải Sinh lớp 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Giải Sinh lớp 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
- Giải Sinh lớp 9 Bài 25: Thường biến