13/01/2018, 11:29

Giải Sinh lớp 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Giải Sinh lớp 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Bài 1 (trang 132 SGK Sinh học 12): Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá. Lời giải: Cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá là: Con lai khác loài nếu được đa ...

Giải Sinh lớp 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)


Bài 1 (trang 132 SGK Sinh học 12): Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.

Lời giải:

Cơ chế hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá là:

Con lai khác loài nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường, Chúng được xem là một loài mới so với các loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho ra con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố mẹ).

Bài 2 (trang 132 SGK Sinh học 12): Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông ở châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52.

Lời giải:

Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

Như vậy, cơ chế hình thành loài bông có bộ NST 2n = 52 có thể là do lai xa, rồi đa bội hoá.

Bài 3 (trang 132 SGK Sinh học 12): Từ một loài sinh vật, không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.

Lời giải:

Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành nếu giữa các tiểu quần thể của cùng một loài có sự cách li nào đó khiến các cá thể của các tiểu quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ.

Bài 4 (trang 132 SGK Sinh học 12): Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?

Lời giải:

Cần phải bảo vệ sự đa dạng của các loài cây, ngay cả các cây hoang dại vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trồng mới.

Bài 5 (trang 132 SGK Sinh học 12): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.

Từ quần thể cây 2n, người ta tạ ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì:

a) Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.

b) Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.

c) Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.

d) Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái nhưu kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.

Lời giải:

Đáp án: c.

Từ khóa tìm kiếm:

  • bài tập sinh 12 bài 30 quá trình hình thành loài trang 132

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 28: Loài
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
0