Giải Sinh lớp 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Giải Sinh lớp 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Bài 1 (trang 10 SGK Sinh 12): Gen là gì? Cho ví dụ minh họa. Lời giải: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN. Ví dụ, gen hemoglobin ...
Giải Sinh lớp 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 1 (trang 10 SGK Sinh 12): Gen là gì? Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Ví dụ, gen hemoglobin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi polipeptit α góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử ARN vận chuyển…
Bài 2 (trang 10 SGK Sinh học 12): Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hóa protein.
Lời giải:
Cấu trúc chung của gen mã hóa protein: Gen mã hóa protein có 3 vùng cấu trúc:
– Vùng điều hòa đầu gen: nằm ở đầu của gen, có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nucle tit điều hòa quá trình phiên mã.
– Vùng mã hóa: chứa thông tin mã hóa các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thựa có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intrôn). Do vậy, các gen này còn có tên là gen phân mảnh.
– Vùng kết thúc: nằm ở cuối gen, chứa tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Bài 3 (trang 10 SGK Sinh học 12): Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.
Lời giải:
* Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T (bằng 2 liên kết hidro), G liên kết với X (bằng 3 liên kết hidro) hay ngược lại.
* Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới theo nguyên tắc bổ sung.
Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ. Cơ chế tự nhân đôi có ý nghĩa là bảo đảm duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.
Bài 4 (trang 10 SGK Sinh học 12): Mã di truyền có các đặc điểm gì?
Lời giải:
Đặc điểm của mã di truyền: Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ một điểm xác định theo từng cụm ba nucleotit. Mỗi bộ ba mã hóa một axit amin. Mã di truyền được dùng chung cho tất cả các loài sinh vật.
Mã di truyền có một số đặc điểm sau:
– Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.
– Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
– Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ bà chỉ mã hóa cho một axit amin.
– Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin, trừ AUG và UGG.
Bài 5 (trang 10 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.
Lời giải:
Bài 6 (trang 10 SGK Sinh học 12): Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đối ADN là:
a) Tháo xoắn phân tử ADN.
b) Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.
c) Lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung của mỗi mạch khuôn của ADN.
d) Cả a, b, c.
Lời giải:
Đáp án: d.
Từ khóa tìm kiếm:
- giải sinh 12
- bài tập sinh 12 bài 1
- bài tâoj sinh 12 sgk
- bài tap sinh lop 12
- qua trinh nhan doi ADN
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 8 Bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Giải Sinh lớp 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Giải Sinh lớp 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật
- Giải Sinh lớp 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Giải Sinh lớp 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- Giải Sinh lớp 9 Bài 21: Đột biến gen
- Giải Sinh lớp 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
- Giải Sinh lớp8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác