13/01/2018, 11:21

Giải Sinh lớp 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Giải Sinh lớp 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) Bài 1 (trang 157 SGK Sinh 11): Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật. Lời giải: Một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến ...

Giải Sinh lớp 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)


Bài 1 (trang 157 SGK Sinh 11): Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật.

Lời giải:

Một số nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:

* Yếu tố di truyền: Quyết định tốc độ và giới hạn sinh trưởng phát triển ở động vật.

* Các hoocmôn:

– Hoocmôn sinh trưởng.

– Tirôxin.

– ơstrôsgen và testosterôn.

– Ơcđixơn và juvenin.

Bài 2 (trang 157 SGK Sinh 11): Nêu một số nhân tố môi trường ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật.

Lời giải:

Một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:

– Thức ăn:Thức àn có ảnh hưởng mạnh nhân đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người. Ví dụ, thiếu prôtêin động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, chậm lớn ở động vật và người.

– Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trướng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là đối với động vật biến nhiệt.

– Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trương và phát triển của động vật và người quá các cách sau:

– Những ngày trời rét, dộng vội mất nhiều nhiệt. Vì vậy, chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.

– Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D.

Bài 3 (trang 157 SGK Sinh 11): Tại sao và những ngậy mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.

Lời giải:

Vào những ngày mùa đông, ta cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thêm sinh trưởng, phát triển bình thường là vì chúng là động vật hăng nhiệt. Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Đề bù lại sô nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ôn định, cơ chế chống lạnh được tang cường, quá trình chuyên hóa của tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hóa nhiều hơn, nếu không được ăn đầy đủ đế bù lại các chất bị ôxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với các ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và dê mắc bệnh, thậm chí có thế chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nẽu được ăn uống đầv đủ động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ đế chống rét.

Bài 4 (trang 157 SGK Sinh 11): Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?

Lời giải:

Tác dụng của ấp trứng ở các loài chim: Hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Chim ấp trứng đế tạo ra nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định giúp hợp tử phát triền bình thường. Khi con người dùng lò ấp trứng nhân tạo, điều khiển được nhiệt độ tối ưu nên có thể cho tỉ lệ trứng (gà, vịt, chim) nở thành con non rất cao.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 6 Bài 51: Nấm( tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 25: Thường biến
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
  • Giải Sinh lớp 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
0