Giải Sinh lớp 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
Giải Sinh lớp 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) Bài 1 (trang 113 SGK Sinh 11): Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Lời giải: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống, hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh ...
Giải Sinh lớp 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
Bài 1 (trang 113 SGK Sinh 11): Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Lời giải:
Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống, hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:
* Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
* Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể.
* Hệ thần kinh ống hình thành nhờ số lượng rất lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần kinh tập trung mạnh ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển.
Bài 2 (trang 113 SGK Sinh 11): Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
So với động vật có hệ thần kinh dạng lưới, và động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thì động vật có hệ thần kinh ống có nhiều ưu điểm hơn (tiến hoá hơn).
Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tân và rút kinh nghiệm (thành lập các phản xạ eó điều kiện). Vì thần kinh dạng chuỗi hạch thì động vật có hệ thần kinh ống có nhiều ưu điểm hơn (tiến hoá hơn).
Khi bị kích thích phản ứng của dộng vật có hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm (thành lập các phản xạ có điều kiện). Ví dụ, động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt, sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Bài 3 (trang 113 SGK Sinh 11): Gho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.
Lời giải:
Một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh ống: Khi cho cá hoặc cho gà ăn kết hợp với bấm chuông làm nhiều lần như vậy thì sau này chỉ cần bấm chuông là cá hoặc gà đã về chờ ăn. Một số hành động của động vật (do con người huấn luyện) biểu diễn trong các rạp xiếc (khi đi xe đạp, hải cầu vỗ tay…) đều có cơ sở là những phản xạ có điều kiện.
Từ khóa tìm kiếm:
- sinh học 11 bài 27
- cảm ứng ở động vật bai 27 lop 11
- giải bài tập sinh 11 bài 27
- giai sinh 11bai 27
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Giải Sinh lớp 7 Bài 32: Thực hành: Mổ cá
- Giải Sinh lớp 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp
- Giải Sinh lớp 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- Giải Sinh lớp 10 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Giải Sinh lớp 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- Giải Sinh lớp 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Giải Sinh lớp 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)