Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân - Phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính
Xích mích và giải quyết xích mích trong bối cảnh Việt Nam là một chủ đề quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học xã hội nào có tính hệ thống về chủ đề này, đặc biệt là về các thể chế và biện pháp giải quyết xích ...
Xích mích và giải quyết xích mích trong bối cảnh Việt Nam là một chủ đề quan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học xã hội nào có tính hệ thống về chủ đề này, đặc biệt là về các thể chế và biện pháp giải quyết xích mích.
Việt Nam đang trải qua một giai đoạn biến đổi xã hội sâu sắc, những kinh nghiệm của Việt Nam hiện nay cũng như các đặc điểm riêng biệt về mặt cấu trúc xã hội và truyền thống văn hóa cho phép hy vọng về một cuộc nghiên cứu độc đáo. Và nếu như ta vẫn còn có căn cứ để đồng ý với P. Mus rằng đời sống Việt Nam phần nào vẫn còn nằm ở trình độ “Làng”, thì chủ đề nghiên cứu về xích mích và các thể chế giải quyết xích mích tại cơ sở là hai chiều cạnh đặc sắc, cho phép nhìn vào cấu trúc ủa xã hội Việt Nam hiện nay. Bài này là tóm lược một phần những kết quả của một nghiên cứu định tính về chủ đề này. Nghiên cứu thực địa tiến hành từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 11 năm 2001 tại ba tỉnh Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Hải Dương.
Kỹ thuật định tính chủ yếu dùng trong nghiên cứu này là phỏng vấn sâu. Kahn và Cannell (1957) đã mô tả phỏng vấn như là "việc trò chuyện có chủ đích", đó có thể là một chiến lược chung hay là một vài kỹ thuật dùng trong nghiên cứu. Về cơ bản, phỏng vấn sâu tương tự việc trò chuyện tương đối thoải mái giữa người nghiên cứu và người được phỏng vấn. Người nghiên cứu thiết kế một vài chủ đề chung giúp phát hiện quan điểm của người tham dự cuộc phỏng vấn, mặt khác tôn trọng trạng thái của người được phỏng vấn và cấu trúc của các câu trả lời. Trong thực tế, đó là cái giả định căn bản của kỹ thuật định tính: quan điểm của người tham gia cuộc phỏng vấn về sự kiện nào đó bộc lộ cái nhìn của người tham dự (người được phỏng vấn) chứ
không phải là cái nhìn của người nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu của cuộc khảo sát là nhằm cung cấp các nhóm đại diện ho những kinh nghiệm sống liên quan tới vấn đề xích mích và giải quyết xích mích. Tại mỗi một tỉnh thuộc ba khu vực lớn của Việt Nam (Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Hải Dương), nhóm làm việc trên thực địa đã chọn ra hai điểm (xã và phường) để tiến hành các cuộc phỏng vấn. Mẫu chú trọng nhiều hơn đến khu vực nông thôn do nhóm nghiên cứu lưu tâm đặc biệt tới địa bàn có tới hơn 70% dân số Việt Nam hiện đang sinh sống. Các trường hợp phỏng vấn được rút ngẫu nhiên từ danh sách hộ khẩu phường) và danh sách hộ gia đình do cán bộ thôn (ấp) cung cấp.
- Xích mích trong nội bộ nhân dân
- Các tổ chức chính trị xã hội giải quyết xích mích
- Tổ hòa giải
- Chính quyền cơ sở
- Một vài nhận xét để tiếp tục nghiên cứu
Xem chi tiết tại đây