28/02/2018, 14:30

Giải pháp đơn giản chế ngự "Tia tử thần" làm bỏng khách hàng ở khách sạn Vdara

Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ của khu vực xung quanh hồ có thể tăng khoảng 9 độ C. Thậm chí một khách hàng đã cho biết trên Instagram rằng nhiệt độ quanh khu vực hồ vào tháng 6 năm 2016 lên đến 42 độ C. Vào năm 2010, một số khách hàng ở tại khách sạn Vdara Hotel (Las Vegas) cho biết ...

Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ của khu vực xung quanh hồ có thể tăng khoảng 9 độ C. Thậm chí một khách hàng đã cho biết trên Instagram rằng nhiệt độ quanh khu vực hồ vào tháng 6 năm 2016 lên đến 42 độ C.

Vào năm 2010, một số khách hàng ở tại khách sạn Vdara Hotel (Las Vegas) cho biết họ đã bị cháy nắng vì... tòa nhà này.

Khách sạn Vdara (Las vegas).
Khách sạn Vdara (Las vegas).

Thiết kế cong của tòa nhà đã gây ra hiện tượng phản xạ ánh mặt trời, được mọi người đặt tên "Death Ray" (Tia Tử Thần) vì nó quá nóng. Được biết, những tấm kính trên tòa nhà 57 tầng này hoạt động như một chiếc kính lúp khổng lồ, hội tụ ảnh mặt trời xuống khu vực hồ bơi ở bên dưới.

Tuy nhiên, khách sạn đã đưa ra một giải pháp khá đơn giản: ô che nắng. Các nhân viên của khách sạn đã lắp đặt rất nhiều ô xanh ở khu vực xung quanh hồ để bảo vệ khách hàng. Đại diện khách sạn cho biết tại đây không còn ghi nhận vụ việc bỏng do ánh nắng phản xạ nào kể từ vụ việc đầu tiên xảy ra vào năm 2010.

Những chiếc ô đã làm giảm việc phản xạ ánh mặt trời ở hồ bơi.
Những chiếc ô đã làm giảm việc phản xạ ánh mặt trời ở hồ bơi.

Mặc dù những chiếc ô đã làm dịu sự việc trên, nhưng vấn đề vẫn không hoàn toàn kết thúc ở đó. Vào năm 2013, một khách hàng đã đánh giá khách sạn trên trang Yelp rằng: "Mặc dù tôi không bị tia tử thần Vdara ảnh hưởng, nhưng lối đi gần hồ bơi cực nóng, và rất nhiều gió mạnh nữa". Trong tháng 5 năm 2016, một khách hàng đã viết trên trang TripAdvisor rằng: "Khách sạn rất tuyệt nhưng lời đồn về tia tử thần không sai chút nào", anh đã đăng tải hai tấm ảnh anh bị cháy nắng ở đùi.

Khi khách sạn được xây dựng vào năm 2008, các công nhân đã dán tấm film cách nhiệt lên 3000 tấm kính quay ra mặt hồ để giảm cường độ ánh mặt trời phản xạ, nhưng nó vẫn không đủ để làm hạ nhiệt khu vực hồ bơi. Lời phàn nàn đầu tiên xảy ra vào năm 2010 khi một khách hàng cho biết ông bị cháy nắng trên đỉnh đầu, ngoài ra tia tử thần còn làm chảy một túi nilon kế bên ông.

Các công nhân đã dán tấm film cách nhiệt lên 3000 tấm kính quay ra mặt hồ để giảm cường độ ánh mặt trời phản xạ.
Các công nhân đã dán tấm film cách nhiệt lên 3000 tấm kính quay ra mặt hồ để giảm cường độ ánh mặt trời phản xạ.

Một tòa tháp ở London (Anh), cùng được thiết kế bởi kiến trúc sư của khách sạn Vdara, cũng phải hứng chịu hiện tượng tương tự. Nó có biệt danh "Walkie Talkie" và nó đã làm chảy xe, yên xe đạp, cháy thảm, v.v... Ngoài ra một báo cáo năm 2015 cho biết nó còn tạo ra hiện tượng hầm thông gió khiến cuốn bay những bảng chỉ dẫn xung quanh.

"Tôi biết hiện tượng này sẽ xảy ra nhưng lúc ấy tôi thiếu công cụ để chuẩn đoán vấn đề một cách chính xác. Ban đầu tôi chỉ nghĩ nhiệt độ tia nắng phản xạ chỉ khoảng 36 độ C thôi, nhưng hóa ra nó lên đến 72 độ C", kiến trúc sư thiết kế hai tòa nhà trên, Rafael Viñoly, cho biết.

0