28/02/2018, 13:42

Giải mã hiện tượng bóng đè

Những hiện tượng thần bí như bóng đè đã được giải thích dưới góc nhìn của khoa học, đồng thời mở ra hướng điều trị cho chứng rối loạn giấc ngủ. Giải mã hiện tượng "bóng đè" trong giấc ngủ Trong suốt giai đoạn đầy mộng mị của giấc ngủ, các cơ bắp của chúng ta trở nên cứng đờ, ngăn cản ...

Những hiện tượng thần bí như bóng đè đã được giải thích dưới góc nhìn của khoa học, đồng thời mở ra hướng điều trị cho chứng rối loạn giấc ngủ.

Giải mã hiện tượng "bóng đè" trong giấc ngủ

Trong suốt giai đoạn đầy mộng mị của giấc ngủ, các cơ bắp của chúng ta trở nên cứng đờ, ngăn cản cơ thể phản ánh các hành động đang diễn ra trong não. Giờ đây, các nhà khoa học tuyên bố đã tìm ra các chất hóa học giúp giữ yên cơ thể trong lúc nạp năng lượng vào buổi tối. Phát hiện mới được cho là có khả năng hỗ trợ công tác điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ, theo báo cáo trên chuyên san The Journal of Neuroscience.

Các hóa chất não bắt đầu phát huy tác dụng trong giai đoạn gọi là REM, tức khoảng 90 phút sau khi ngủ. Trong khi REM diễn ra, hoạt động của não hết sức kích động, và các giấc mơ đạt mức cao trào. Tuy nhiên, các cơ chủ động của cơ thể, từ tay, chân, ngón tay, bất cứ phần cơ nào được kiểm soát khi thức, đều bị tê liệt. Trạng thái này giúp giữ con người nằm yên trong khi não ra sức vẽ vời những kịch bản quái dị nhất. Đó cũng là lý do một số người đôi khi trải qua cảm giác bị bất động khi ngủ, hay khi đã thức giấc rồi nhưng các cơ vẫn trong tình trạng đông cứng, dân gian gọi là “bóng đè”.

Khoảng 40% người trên thế giới từng trải qua tình trạng tê liệt trong giấc ngủ, trong đó có những trường hợp cảm nhận ảo giác như có người xâm nhập vào phòng, lơ lửng phía trên họ. Có vẻ như cảm giác cực kỳ khó chịu đó ám ảnh không ít người ở mọi nền văn hóa, người thì cho là bị yêu tinh nữ hớp hồn, người thì đổ cho ma quái quay về cố tìm chút dư mộng ái ân ở người còn sống. Nói chung toàn là chuyện quỷ mị.

Những người cảm thấy dường như ai đó ở trong phòng, hoặc đè nặng lên ngực của họ đều do ảo giác. Một lý giải có thể có là lúc này, ảo giác là cách bộ não tìm cách dọn sạch sự xáo trộn khi có sự can thiệp vào vùng chứa "bản đồ" thần kinh của cơ thể hoặc chính nó, theo báo cáo gần đây của Jalal và đồng nghiệp Vilayanur Ramachandran được đăng trên tạp chí Medical Hypotheses.


Những hình ảnh quái dị thường xuất hiện khi bị bóng đè. (Ảnh: Henry Fuseli)

Trong lúc người bị bóng đè, thùy đỉnh giám sát các tế bào thần kinh trong não (nằm ở phần giữa phía trên não) gửi tín hiệu ra lệnh cử động nhưng không gây chuyển động thực sự ở chân và tay, khiến chúng tê liệt tạm thời. Điều đó làm rối loạn quá trình não xây dựng ý thức về hình ảnh của cơ thể.

"Sự xuất hiện của kẻ đột nhập trong phòng ngủ là kết quả sau khi bộ não liên tưởng hình ảnh cơ thể của chính mình thành một nhân vật mờ ảo nào đó", Jalal nói.

Trước đây, cơ chế khiến bắp thịt tê liệt vẫn là điều bí ẩn. Các cuộc nghiên cứu trước đây nghi ngờ một chất truyền dẫn thần kinh gọi là glycine, nhưng tình trạng bất động vẫn diễn ra khi glycine bị ngăn trở. Do đó, các chuyên gia Patricia Brooks và John Peever của Đại học Toronto (Canada) chuyển hướng nghiên cứu. Họ tập trung vào 2 loại thụ quan thần kinh khác nhau ở cơ chủ động, gồm GABAB và GABAA/glycine. Theo đó, tình trạng tê liệt người khi ngủ cần phải có sự góp sức của cả hai thụ quan này. Việc xác định được quá trình hoạt động của các chất truyền dẫn thần kinh hết sức quan trọng đối với những người bị chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt rối loạn hành vi trong giai đoạn REM. Điều đó có nghĩa bệnh nhân hành động như đang mơ, nói chuyện, đấm đá trong giấc ngủ.

Các chuyên gia hy vọng báo cáo mới sẽ cung cấp thêm thông tin để tìm ra liệu pháp chữa trị hiệu quả, vì 80% số trường hợp rối loạn REM sẽ dần phát bệnh thoái hóa thần kinh, như chứng Parkinson.

0