28/02/2018, 14:15

Giải mã bí ẩn vì sao bạn không thể bắt được tờ tiền

Hẳn bạn không còn quá xa lạ với trò chơi "thả tiền bắt lại" từng gây xôn xao trên đường phố. Cụ thể, một người sẽ đưa ra một tờ tiền và việc bạn phải làm là bắt nó giữa các ngón tay khi người kia bắt đầu thả ra. Hầu như chúng ta đều gặp phải trường hợp này mỗi khi muốn bắt một tờ tiền thả ...

Hẳn bạn không còn quá xa lạ với trò chơi "thả tiền bắt lại" từng gây xôn xao trên đường phố. Cụ thể, một người sẽ đưa ra một tờ tiền và việc bạn phải làm là bắt nó giữa các ngón tay khi người kia bắt đầu thả ra.

Hầu như chúng ta đều gặp phải trường hợp này mỗi khi muốn bắt một tờ tiền thả từ trên xuống.
Hầu như chúng ta đều gặp phải trường hợp này mỗi khi muốn bắt một tờ tiền thả từ trên xuống.

Bạn cho rằng mình chưa thật nhanh tay nhanh mắt ư? Nhưng sự thật, đây hoàn toàn chỉ là một cái bẫy và bạn khó có thể thắng được trò chơi này.

Đây hoàn toàn chỉ là một cái bẫy và bạn khó có thể thắng được trò chơi này.
Đây hoàn toàn chỉ là một cái bẫy và bạn khó có thể thắng được trò chơi này.

Thực ra, có một lý do khiến bạn không thể bắt được tờ tiền bắt nguồn từ việc - thời gian phản ứng của hầu hết con người là 0,2 giây.

Đây là khoảng thời gian não cần để nhìn thấy 1 vật gì đó, và đưa ra chỉ thị để phản ứng lại. Nhưng khoảng thời gian này chưa đủ để đôi mắt của bạn tiếp nhận hình ảnh, bộ não xử lý thông tin và chỉ đạo ngón tay kẹp để giữ đồng tiền lại.

Các chuyên gia giải thích rằng, khi một vật được thả từ trên cao xuống, bạn có thể tìm ra khoảng thời gian để vật đó chạm xuống mặt đất dựa vào vận tốc rơi tự do và quãng đường vật di chuyển hay tìm ra khoảng cách đi của vật dựa vào vận tốc rơi và thời gian tiếp đất.

Dựa vào phương trình: D = 1/2 gt2.

Trong đó:

  • D: khoảng cách
  • t: thời gian
  • g: gia tốc rơi tự do (gia tốc trọng trường)

Trên Trái đất, gia tốc trọng trường được tính là 9,8m/s2 nhưng ở bài toán này, chuyên gia toán học Tadashi Tokieda đã làm tròn mà giá trị g = 10m/s2.

Chuyên gia toán học Tadashi Tokieda đã làm tròn mà giá trị g = 10m/s2.

Bạn có ra đáp án như này không?

Khi sử dụng phương trình này để tìm ra khoảng cách dựa trên thời gian phản ứng của con người là 0,2 giâygiá trị gia tốc trọng trường là 10, bạn sẽ có được đáp án là 0,2m hay 20cm.

Tuy nhiên, chiều dài của một tờ tiền USD là khoảng 15cm, có nghĩa là nếu ngón tay bạn đủ dài để bù đắp phần thiếu này thì nhiều khả năng bạn có thể phản ứng được để bắt nó.

Nhưng cũng không nên đầu hàng vội bởi biết đâu bạn lại "xuất thần" và có khả năng nắm trúng những tờ tiền rơi giữa các ngón tay của bạn?

0