28/02/2018, 14:15

Cơ thể người biến đổi như thế nào sau khi chết?

Sau khi con người trút hơi thở cuối cùng, cơ thể bắt đầu quá trình phân hủy: các tế bào bị phá vỡ, cơ thể cứng lại, các cơ quan tự tiêu hủy... Tìm hiểu các quá trình biến đổi của cơ thể sau khi chết Mỗi người trong chúng ta rồi cũng đến lúc phải "về với cát bụi ". Tuy nhiên, liệu bạn đã ...

Sau khi con người trút hơi thở cuối cùng, cơ thể bắt đầu quá trình phân hủy: các tế bào bị phá vỡ, cơ thể cứng lại, các cơ quan tự tiêu hủy...

Tìm hiểu các quá trình biến đổi của cơ thể sau khi chết

Mỗi người trong chúng ta rồi cũng đến lúc phải "về với cát bụi". Tuy nhiên, liệu bạn đã bao giờ tự hỏi, sau khi chết, cơ thể chúng ta sẽ ra sao chưa?

Quá trình phân hủy

Williams (28 tuổi) đến từ miền Bắc bang Texas nước Mỹ làm công việc trong một nhà xác. Công việc của cô chủ yếu là thu gom và xử lí xác chết trước khi báo người nhà cử hành tang lễ cho họ.

Cô cho biết, xác chết càng tươi (mới chết) thì càng dễ xử lí. Những ca mà nạn nhân là những người neo đơn đã chết được vài ngày, thậm chí là vài tuần, xác chết bắt đầu phân hủy rất khó xử lí.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về quá trình sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta sau khi từ giã cõi đời.

1. Quá trình tự phân hủy

Mặc dù chúng ta đã chết nhưng các tế bào trong cơ thể vẫn không ngừng hoạt động. Những tế bào này sẽ bắt đầu một chu trình mới - chu trình tự phân hủy.

Khi chúng ta chết, các tế bào trong cơ thể vẫn không ngừng hoạt động

Sau khi tim ngừng đập, một số tế bào ở não và gan sẽ khởi động quá trình tự tiêu của mình. Do tế bào bị thiếu oxy trầm trọng nên các enzyme bắt đầu tấn công màng tế bào khiến cấu trúc của chúng bị phá vỡ. Quá trình này được gọi là tự phân (autolysis), giai đoạn đầu của sự phân hủy.

Tất cả mô tế bào ở các cơ quan khác sau đó đều phân hủy theo cách này. Hiện tượng tự phân thường bắt đầu ở gan và não, sau đó xảy ra ở tất cả cơ quan nội tạng. Da bắt đầu đổi màu do tế bào thành mạch máu vỡ, các tế bào máu tràn ra, cùng với tác dụng của lực hấp dẫn tập trung lại ở mao mạch và tĩnh mạch nhỏ.

Do tế bào bị thiếu oxy trầm trọng nên các enzyme bắt đầu tấn công màng tế bào khiến cấu trúc của chúng bị phá vỡ

Trong khi đó, cơ thể nhanh chóng cạn kiệt nguồn dự trữ oxy. Nhiệt độ cơ thể bắt đầu sụt giảm cho đến khi bằng nhiệt độ môi trường xung quanh.Tại thời điểm này, cơ thể bắt đầu co cứng - bắt đầu từ mí mắt, xương quai hàm và xương cổ, sau đó tới phần bụng và cuối cùng là các chi. Các bó cơ rắn hơn và khóa chặt các khớp xương.

2. Cơ thể trở thành "hệ sinh thái" của vi khuẩn

Giai đoạn đầu sau khi chết, cơ thể con người trở thành một “hệ sinh thái” của vi khuẩn. Mỗi phần cơ thể cung cấp một môi trường sống cho cộng đồng vi khuẩn chuyên biệt gồm hàng nghìn loại khác nhau.

Khi hệ miễn dịch ngừng hoạt động, vi khuẩn lây lan khắp cơ thể một cách tự do. Bắt đầu từ ruột, rồi dần "tiêu hóa" các mô đường ruột xung quanh, từ trong ra ngoài làm phát tán vi khuẩn đường ruột. Chúng ăn những gì còn sót lại của mô và cơ quan trong cơ thể. Vi khuẩn tạo ra khí methane (CH4), hydrogen sulfide (H2S), và amoniac (NH3). Những khí này tích tụ lại, hình thành áp lực khiến bụng trương. Áp lực cũng làm cho chất lỏng bên trong cơ thể trào ra ở mũi, tai, miệng.

Chất lỏng trong cơ thể chảy ra khi các tế bào bị phá vỡ - nguồn thực phẩm dồi dào cho vi khuẩn. Dần dần, chúng xâm nhập vào mao mạch hạch bạch huyết tiêu hóa, gan, lá lách, sau đó vào trong tim và não.

Kết luận này được đưa ra sau khi Javan - nhà khoa học khám nghiệm tử thi cùng các đồng sự trích lấy mẫu gan, lá lách, não, tim của 11 tử thi sau khi họ mất được 20 - 240 giờ.

Bằng việc phân tích DNA, chuyên gia nhận thấy sự khác biệt trong thành phần microbiome - được nhắc đến như bộ gene thứ 2 của người giúp phỏng đoán thời điểm tử vong.

Vi khuẩn lây lan khắp cơ thể một cách tự do.

Theo đó, phải mất 20 tiếng để vi khuẩn xâm nhập vào gan và phải sau 58 tiếng, vi khuẩn mới tấn công tới các bộ phận khác như tỳ, dạ dày, tử cung... rồi mới tới tim, xương.

Một điều rõ ràng là thành phần vi khuẩn khác nhau gắn với các giai đoạn khác nhau của sự phân hủy.

3. Cơ thể bắt đầu có sự thối rữa

Sự thối rữa là quá trình tiêu hủy các mô mềm, chuyển hoá thành khí, chất lỏng và muối. Đầu tiên, các vi khuẩn kỵ khí tấn công mô mềm trên cơ thể, chuyển hóa đường thành các thể khí khác tích lũy bên trong cơ thể, khiến bụng và các cơ quan khác phình ra.

Cơ thể bắt đầu có sự thối rữa

Tiếp đó, chúng làm biến đổi các tế bào hồng cầu trong máu, làm xác chết biến đổi màu xanh đen. Khí tiếp tục được sản sinh trong cơ thể, gây áp lực và gây ra mụn nước trên khắp bề mặt da.

Cuối cùng, áp lực đó khiến các mô lỏng và khí bên trong cơ thể rò rỉ ra ngoài, từ hậu môn, các vết rách trên da. Đôi khi áp lực quá lớn khiến thi thể bị bục.

4. Bữa đại tiệc của loài giòi, động vật ăn xác chết

Sau khi thi thể được chôn xuống đất, các loại giòi, động vật sẽ "len lỏi" và thưởng thức bữa đại tiệc của mình. Mỗi xác chết chứa một ký vi sinh vật độc đáo mà dựa vào đó, cơ quan pháp y tìm ra thời gian, địa điểm cùng nguyên nhân cái chết.

Các chuyên gia đã nghiên cứu tính ứng dụng của côn trùng học với giám định pháp y để chúng ta có thể thu thập được nhiều hơn thông tin từ xác chết.

Theo đó, ước tính, một cơ thể người trung bình chứa 50 - 75% nước, mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ giải phóng 32g nitơ, 10g phốt pho, 4g kali và 1g magiê vào trong lòng đất.

Mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ giải phóng 32g nitơ, 10g phốt pho, 4g kali và 1g magiê vào trong lòng đất.

Những chất khí tiết ra từ thi thể sẽ giết chết thảm thực vật xung quanh do bị ngộ độc khí nitơ hay vì thuốc kháng sinh trong cơ thể... nhưng sau đó, chính những xác chết phân hủy lại tạo ra một hệ sinh thái màu mỡ, đa dạng mới xung quanh vùng đất được chôn.

0