Giải lý lớp 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
Giải lý lớp 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua Bài C1 (trang 65 SGK Vật Lý 9): So sánh với từ phổ của thanh nam châm và cho biết chúng có giống nhau, khác nhau. Lời giải: Giống nhau: Bên ngoài giống với từ phổ của thanh nam châm. ...
Giải lý lớp 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
Bài C1 (trang 65 SGK Vật Lý 9):
So sánh với từ phổ của thanh nam châm và cho biết chúng có giống nhau, khác nhau.
Lời giải:
Giống nhau: Bên ngoài giống với từ phổ của thanh nam châm.
Khác nhau: Trong lòng ống dây không có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau
Bài C2 (trang 65 SGK Vật Lý 9):
Nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.
Lời giải:
Đường sức từ của ống dây tạo thành những đường cong khép kín.
Bài C3 (trang 65 SGK Vật Lý 9):
Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều của các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm
Lời giải:
Các đường sức từ tại hai đầu ống dây đi ra ở một đầu và đi vào ở đầu kia cũng giống như của thanh nam châm.
Bài C4 (trang 67 SGK Vật Lý 9):
Cho ống AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm đình hướng như hình 24.4 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của ống dây.
Lời giải:
Đầu B là cực Bắc, đầu A là cực Nam.
Bài C5 (trang 67 SGK Vật Lý 9):
Trên hình 24.5 SGK có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
Lời giải:
Kim số 5 bị vẽ sai chiều.
Dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B.
Bài C6 (trang 67 SGK Vật Lý 9):
Hình 24.6 SGK cho biết chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. Hãy dùng quy tắc nắm tay phải xác định tên các từ cực của ông dây.
Lời giải:
Đầu B của cuộn dây là cực Nam, đầu A là cực Bắc.
Bài viết liên quan
- Giải lý lớp 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ
- Giải lý lớp 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Giải Lý lớp 12 Bài 24: Tán sắc ánh sáng
- Giải Lý lớp 11 Bài 19: Từ trường
- Giải Lý lớp 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Giải Lý lớp 10 Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Giải lý lớp 9 Bài 37: Máy biến thế
- Giải lý lớp 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm