13/01/2018, 16:16

Giải lý lớp 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ

Giải lý lớp 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ Giải lý lớp 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ Bài C1 (trang 63 SGK Vật Lý 9): Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào? Lời giải: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường ...

Giải lý lớp 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ

Giải lý lớp 9 Bài 23: Từ phổ – Đường sức từ

Bài C1 (trang 63 SGK Vật Lý 9):

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?

Lời giải:

Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần

Bài C2 (trang 63 SGK Vật Lý 9):

Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3 SGK)

Lời giải:

Kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định trên mỗi đường sức từ

Bài C3 (trang 64 SGK Vật Lý 9):

Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

Lời giải:

Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm

Bài C4 (trang 64 SGK Vật Lý 9):

Hình 23.4 SGK cho hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng của các đường sức từ ở khoảng cách giữa 2 từ cực

Lời giải:

Các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U gần như song song với nhau.

Bài C5 (trang 64 SGK Vật Lý 9):

Biết chiều 1 đường sức từ của thanh nam châm thẳng như trên hình 23.5 SGK. Hãy xác định tên các từ cực của nam châm.

Lời giải:

Đầu A là cực Bắc, đầu B là cực Nam của thanh nam châm

Bài C6 (trang 64 SGK Vật Lý 9):

Hình 23.6 SGK cho hình ảnh từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.

Lời giải:

Các đường sức từ có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực Nam của nam châm bên phải

Từ khóa tìm kiếm:

  • giải bài tập vật lý lớp 9 bai 23 4
  • lời giải hay bài 23 từ phổ đường sức từ

Bài viết liên quan

  • Giải lý lớp 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
  • Giải Lý lớp 7 Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
  • Giải lý lớp 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
  • Giải lý lớp 9 Bài 37: Máy biến thế
  • Giải lý lớp 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
  • Giải lý lớp 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
  • Giải lý lớp 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
  • Giải lý lớp 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện
0