13/01/2018, 16:16

Giải Lý lớp 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt

Giải Lý lớp 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt Bài C1 (trang 94 SGK Vật Lý 8): Hãy mô tả sự truyền cơ năng, nhiệt năng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.1: Lời giải: ...

Giải Lý lớp 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trông các hiện tượng cơ và nhiệt


Bài C1 (trang 94 SGK Vật Lý 8): Hãy mô tả sự truyền cơ năng, nhiệt năng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải bảng 27.1:

Lời giải:

– Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước.

– Viên đạn truyền cơ năngnhiệt năng cho nước biển.

Bài C2 (trang 95 SGK Vật Lý 8): Hãy mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong các hiện tượng sau đây và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu ở cột bên phải của hình dưới đây:

Lời giải:

– Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng. Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hóa dần thành thế năng.

Cơ năng của tay đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại.

Nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thành cơ năng của nút.

Bài C3 (trang 96 SGK Vật Lý 8): Hãy tìm ví dụ về sự biểu hiện của định luật trên trong các hiện tượng cơ và nhiệt đã học.

Lời giải:

Thả viên bi từ trên cao xuống nền gạch. Khi rơi xuống, thế năng chuyển hóa dần thành động năng. Khi rơi đến sàn nhà, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm sàn nhà và viên bi nóng lên.

Bài C4 (trang 96 SGK Vật Lý 8): Hãy tìm thêm ví dụ, ngoài những ví dụ đã có trong bài về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng cũng như giữa nhiệt năng và cơ năng.

Lời giải:

– Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Ném một vật lên cao: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

Bài C5 (trang 96 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại. Cơ năng của chúng ta đã biến đi đâu?

Lời giải:

Hòn bi va vào thanh gỗ sau khi va chạm chúng chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại là vì một phần cơ năng của chúng chuyển nóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh, năng lượng của chúng giảm dần.

Bài C6 (trang 96 SGK Vật Lý 8): Tại sao trong hiện tượng về dao động của con lắc, con lắc chỉ dao dộng trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng? Cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Trong hiện tượng về dao dộng của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng là vì một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

Bài viết liên quan

  • Giải Lý lớp 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
  • Giải Lý lớp 8 Bài 7: Áp suất
  • Giải lý lớp 9 Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
  • Giải Lý lớp 6 Bài 15: Đòn bẩy
  • Giải Lý lớp 8 Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
  • Giải Lý lớp 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
  • Giải Lý lớp 10 Bài 9 : Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
  • Giải Lý lớp 10 Bài 23 : Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
0