13/01/2018, 16:14

Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang

Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang Bài C1 (trang 40 SGK Vật Lý 7): Em đã từng nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó? Lời giải: Có thể nghe được tiếng vang ở nơi gần vách núi, hang ...

Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang

Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm – Tiếng vang

Bài C1 (trang 40 SGK Vật Lý 7): Em đã từng nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó?

Lời giải:

Có thể nghe được tiếng vang ở nơi gần vách núi, hang động hay trong phòng (hội trường) rộng có tường bao quanh => ở những nơi đó em có thể nghe được tiếng vọng lại tiếng nói to của em.

Bài C2 (trang 40 SGK Vật Lý 7): Tại sao trong phòng kín ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi ta nghe chính âm đó ở ngoài trời?

Lời giải:

Trong phòng nhỏ (hẹp) và kín, âm phát ra và âm phản xạ truyền tới tai cùng lúc (trong thời gian ngắn hơn 1/15 giây) nên âm nghe rõ hơn

Bài C3 (trang 40 SGK Vật Lý 7): Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang.

a. Trong phòng nào có âm phản xạ?

b. Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s.

Lời giải:

Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang

Bài C4 (trang 41 SGK Vật Lý 7): Trong những vật sau đây, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? Miếng xốp, mặt gương, áo len, mặt đá hoa, ghế đệm mút, tấm kim loại, cao su xốp, tường gạch

Lời giải:

– Vật phản xạ âm tốt: mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch.

– Vật phản xạ âm kém: Miếng xốp, áo len, cao su xốp, đệm mút

Bài C5 (trang 41 SGK Vật Lý 7): Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang.

Hãy giải thích tại sao?

Lời giải:

Tường sần sùi và rèm nhung là những vật phản xạ âm kém => làm giảm hoặc mất đi tiếng vang giúp âm thanh trong các phòng chuyên dùng đó được rõ, to hơn.

Bài C6 (trang 41 SGK Vật Lý 7): Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai (hình 14.3), đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao?

Lời giải:

Tay khum lại áp vào vành tai nhằm tạo nên mặt phản xạ thích hợp, giúp cho âm truyền đến được phản xạ vào tai tốt hơn, nghe rõ hơn

Bài C7 (trang 42 SGK Vật Lý 7)

Siêu âm có thể phát thành chùm tia hẹp và ít bí nước hấp thụ nên truyền đi xa trong nước. Vì thế người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển.

Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó tù đáy biển sau 1 giây (hình 14.4). Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.

Lời giải:

– Vận tốc 1500 m/s có nghĩa là trong một giây siêu âm truyền đi được 1500 m

– Ta có quãng đường siêu âm đi và về trong nước trong 1 giây là S = 1500 m.

Giải Lý lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang

Bài C8 (trang 42 SGK Vật Lý 7): Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

a. Trồng cây xung quanh bệnh viện

b. Xác định độ sâu của biển.

c. Làm đồ chơi "điện thoại dây".

d. Làm tường phủ dạ, nhung

Hiểu cụm từ (sử dụng) có nghĩa là uứng dụng".

Lời giải:

Chọn b, không chọn a, d vì trồng cây, xây tường chỉ làm đổi hướng.

Câu c không liên quan đến sự phản xạ âm.

Từ khóa tìm kiếm:

  • am phan xa - tieng vang lop 7
  • giải bài c6 bài Phản xạ âm-tiếng vang
  • giải bt bài phản xạ âm tiếng vang

Bài viết liên quan

  • Giải Lý lớp 7 Bài 13: Môi trường truyền âm
  • Giải Lý lớp 7 Bài 10: Nguồn âm
  • Giải Lý lớp 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
  • Giải Lý lớp 11 Bài 16: Dòng điện trong chân không
  • Giải Lý lớp 8 Bài 12: Sự nổi
  • Giải Lý lớp 12 Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
  • Giải Lý lớp 6 Bài 1: Đo độ dài
  • Giải Lý lớp 8 Bài 7: Áp suất
0