Giải Lý lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
Giải Lý lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học Bài C1 (trang 4 SGK Vật Lý 8): Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên? Lời giải: Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyển trên ...
Giải Lý lớp 8 Bài 1: Chuyển động cơ học
Bài C1 (trang 4 SGK Vật Lý 8): Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên?
Lời giải:
Để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyển trên sông, một đám mây trên trời đang chuyển động hay đứng yên, trước hết chọn một vật cố định nào đó làm mốc (có thể chọn cột điện bên đường, bên bờ sông) và kiểm tra xem vị trí của ô tô, thuyền hoặc đám mây có thay đổi so với vật mốc đó hay không.
+ Ta nói chúng dứng yên nếu vị trí không thay đổi so với vật làm mốc.
+ Ta nói chúng chuyển động nếu vị trí thay dổi so với vật làm mốc.
Bài C2 (trang 5 SGK Vật Lý 8): Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó vật được chọn làm mốc.
Lời giải:
Chuyển động của các vật trong câu C1 là chuyển động cơ học, trong đó cột điện bên đường, bên bờ sông hay mặt trời là những vật là mốc.
Bài C3 (trang 5 SGK Vật Lý 8):Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Lời giải:
Ta nói vật đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi so với vật chọn làm mốc.
Chẳng hạn ta nói chiếc xe ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên nếu chọn bến xe là vật làm mốc.
Bài C4 (trang 5 SGK Vật Lý 8): Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga (hình 12 SGK). So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
Lời giải:
Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
Bài C5 (trang 5 SGK Vật Lý 8): So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
Lời giải:
Nếu so với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí của hành khách so với toa tàu là không thay đổi.
Bài C6 (trang 5 SGK Vật Lý 8): Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu nhận xét sau đây:
Một vật có thể là chuyển động ………… nhưng lại là ………… đối với vật khác.
Lời giải:
Một vật có thể là chuyển động cơ học so với vật làm mốc này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
Bài C7 (trang 5 SGK Vật Lý 8): Hãy tìm thí dụ để minh họa cho nhận xét trên.
Lời giải:
Trong câu C4 và C5, hành khách so với toa tàu thì đứng yên nhưng khi so với nhà ga thì đang chuyển động.
Bài C8 (trang 5 SGK Vật Lý 8): Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt Trời mọc ở đằng Đông
Lời giải:
Không thể kết luận được vì nó tùy thuộc vào vật làm mốc.
– Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
– Nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.
Bài C9 (trang 6 SGK Vật Lý 8): Hãy tìm thí dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Lời giải:
– Chuyển động thẳng; chuyển động của một vật được thả từ trên cao xuống.
– Chuyển động cong: chuyển động của một chiếc lá rơi từ trên cao xuống.
– Chuyển động tròn: chuyển động của các điểm trên cánh quạt khi quạt quay.
Bài C10 (trang 6 SGK Vật Lý 8): Mỗi vật trong hình (1.4 SGK) chuyển động so với vật nào? Đứng yên so với vật nào?
Lời giải:
– Người lái xe chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.
– Người đứng bên lề đường chuyển động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với cột điện.
– Ô tô chuyến động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với người lái xe.
– Cột điện chuyến động so với người lái xe và với xe ô tô nhưng đứng yên so với người đứng bên lề đường.
Bài C11 (trang 6 SGK Vật Lý 8): Có người nói: "Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc". Theo em nói như thế là đúng hay sai? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
Lời giải:
Nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp.
Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.
Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.
Bài viết liên quan
- Giải Lý lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học
- Giải lý lớp 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Giải lý lớp 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- Giải Lý lớp 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Giải Lý lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm
- Giải Lý lớp 6 Bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng
- Giải Lý lớp 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Giải Lý lớp 8 Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng