Giải Lý lớp 11 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Giải Lý lớp 11 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện C1 trang 37 sgk: Nêu một ví dụ về một mạch điện trong đó có cùng dòng điện không đổi chạy qua Trả lời: Mạch điện trong đèn pin. C2 trang 37 sgk: Do cường độ dòng diện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ như thế ...
Giải Lý lớp 11 Bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
C1 trang 37 sgk: Nêu một ví dụ về một mạch điện trong đó có cùng dòng điện không đổi chạy qua
Trả lời:
Mạch điện trong đèn pin.
C2 trang 37 sgk: Do cường độ dòng diện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ như thế nào?
Trả lời:
Đo cường độ dòng điện bằng cách sử dụng Ampe kế mắc nối tiếp với đoạn mạch cần đo.
C3 trang 38 sgk: Trong thời gian 2s có một điện lượng 1.5C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc bóng đèn. Tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.
Trả lời:
Cường độ dòng điện qua đèn:
Đáp số: I= 0,75 A
C4 trang 38 sgk: Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ là 1 A. Tính số eelectron dịch chuyển qua tiết điện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 1 s
Trả lời:
Số eelectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s
Đáp số: n = 6,25. 1018 (êlectron)
C5 trang 38 sgk: Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là các vật gì? Các hạt mang điện trong các vật loại này có đặc điểm gì?
Trả lời:
Vật có dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện (vật dẫn).
Các hạt mang điện trong các vật dẫn là những hạt mang điện tự do có thể dịch chuyển trong vật.
C6 trang 38 sgk: Giữa hai đầu một đoan mạch hoặc giữa hai đầu bóng đèn phải có điều kiện gì để có dòng điện chạy qua chúng?
Trả lời:
Điều kiện để có dòng điện chạy qua đoạn mạch phải có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch hay hai đầu bóng đèn
C7 trang 38 sgk: Hãy kể tên một số nguồn điện thường dùng.
Trả lời:
Tên một số nguồn điện thường dùng là pin, ắc quy, máy phát điện….
C8 trang 39 sgk: Bộ phận nào của mạch điện hình 7.1 tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K?
Trả lời:
Bộ phận tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện này khi đóng công tắc K là nguồn điện (+ -).
C9 trang 39 sgk: Nếu mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.2 thì số chỉ vôn kế và số vôn ghi trên nguồn điện có mối quan hệ gì? Điều đó cho biết có gì tồn tại giữa hai cực của nguồn điện?
Trả lời:
Số chỉ vôn kế khi này sẽ giống số vôn ghi trên nguồn điện. Điều đó có nghĩa là giữa hai đầu của nguồn điện tồn tại một hiều điện thế, nếu mắc vào đó một bóng đèn thì đèn sẽ sáng.
Bài 1 (trang 44 SGK Vật Lý 11): Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?
Lời giải:
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện.
Bài 2 (trang 44 SGK Vật Lý 11): Bằng những cách nào để biết có một dòng điện chạy qua vật dẫn?
Lời giải:
-Đặt ampe kế nối tiếp với đoạn mạch chứa vật dẫn đó.
-Dựa vào tác dụng nhiệt (vật dẫn nóng nên khi có dòng điện chạy qua), tác dụng từ (làm lệch kim nam châm),…..
Bài 3 (trang 44 SGK Vật Lý 11): Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?
Lời giải:
Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó.
Bài 4 (trang 44 SGK Vật Lý 11): Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?
Lời giải:
Các lực là bên trong nguồn điện có tác dụng làm cho hai cực của nguồn điện được tích điện khác nhau và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
Bài 5 (trang 45 SGK Vật Lý 11): Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nhuồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào?
Lời giải:
Là suất điện động được xác định bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.
Bài 6 (trang 45 SGK Vật Lý 11): Cường độ điện trường được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A.Lực kế
B.Công cơ điện
C.Nhiệt kế
D.Ampe kế.
Lời giải:
Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế
Đáp án: D
Bài 7 (trang 45 SGK Vật Lý 11): Đo cường đọ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?
A.Niutơn(N)
B.Ampe(A)
C.Jun(J)
D.Oát (W).
Lời giải:
Đo cường độ dòng điện bằng Ampe(A)
Đáp án:B
Bài 8 (trang 45 SGK Vật Lý 11): Chọn câu đúng.
Pin điện hóa có
A.hai cực là hai vật dẫn cùng chất
B. hai cực là hai vật dẫn khác chất
C.Một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện
D.hai cực đều là các vật cách điện
Lời giải:
Pin điện hóa có hai cực là hai vật dẫn khác chất
Đáp án: B
Bài 9 (trang 45 SGK Vật Lý 11): Hai cực của pin điện hóa được ngâm trong chất điện phân là dung dịch nào dưới đây?
A.Chỉ là dung dịch muối
B.Chỉ là dung dịch axit
C.Chỉ là dung dịch bazơ
D.Một trong các dung dịch kể trên
Lời giải:
Dung dịch muối, axit, bazơ đều là dung dịch điện phân
Đáp án: D
Từ khóa tìm kiếm:
- dòng điện không đổi nguồn điện giải bài tập
- giải bài tập lý lớp 11 bài 7 dòng điện không đổi
- giải bài tập lý lớp 11 bài dòng điện không đổi nguồn điện
- giải lí 11 sgk lí bài dòng điện không đổi nguồn điện
- tính cường độ dòng điện lớp 11
Bài viết liên quan
- Giải lý lớp 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Giải lý lớp 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- Giải Lý lớp 7 Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
- Giải lý lớp 9 Bài 20: Tổng kết chương I : Điện học
- Giải lý lớp 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- Giải lý lớp 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Giải Lý lớp 11 Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn
- Giải lý lớp 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp