Giải bài tập trang 76 SGK Sinh lớp 7: Tôm sông
Giải bài tập môn Sinh học lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về tôm sông nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng ...
được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về tôm sông nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
A. Tóm tắt lý thuyết: Tôm sông
Tôm sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể tôm có 2 phần: đầu – ngực và bụng. Phần đầu – ngực có: giác quan, miệng với các chân hàm xung quanh và chân bò. Phần bụng phân đốt rõ, phần phụ là những chân bơi.
Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 76 Sinh học lớp 7: Tôm sông
Bài 1: (trang 76 SGK Sinh 7)
Ý nghĩa của lớp vỏ ki tin giàu canxi và sắc tố của tôm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.
Bài 2: (trang 76 SGK Sinh 7)
Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, nhân dân ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.
Bài 3: (trang 76 SGK Sinh 7)
Ở nước ta và địa phương em, nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Ở vùng biển: nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm...
Ở vùng đồng bằng: nhân dân thường nuôi tôm càng và tôm càng xanh.