Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 18 Bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn ...
Bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
ĐỊA LÝ 7 BÀI 18: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Nhận biết các môi trường ở đới ôn hoà qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu.
II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH
Giải bài tập 1 trang 60 SGK địa lý 7: Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm tương ứng với các môi trường của đới ôn hòa
SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN NHIỆT - ẨM VỚI CÁC MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỚI ÔN HÒA
Biểu đồ |
Nhiệt độ, biên độ nhiệt độ |
Lượng mưa, phân bố mưa |
Môi trường |
A |
- Nhiệt độ TB: -10°c - Biên độ nhiệt: 40°c |
- Ít. Cao nhất: Tháng 7 (<50mm) - Có 9 tháng mưa tuyết (< 0°C) |
- Ôn đới lục địa cận cực |
B |
- Nhiệt độ TB: 18°c - Biên độ nhiệt: 15°c |
- Trung bình. - Mưa chủ yếu vào thu đông. Mùa hạ khô hạn |
- Ôn đới địa trung hải |
C |
- Nhiệt độ TB: 8°c - Biên độ nhiệt: <10°c |
- Mưa khá cao, phân bố đều, 4 tháng mùa hạ hơi thấp (80mm) |
- Ôn đới hải dương |
Giải bài tập 2 trang 60 SGK địa lý 7: Hướng dẫn
- Ảnh rừng của Thuỵ Điển vào mùa xuân, đây là kiểu rừng lá kim.
- Ảnh rừng của Pháp vào mùa hạ, đây là kiểu rừng lá rộng.
- Ảnh rừng của Ca-na-đa, đây là rừng cây lá rộng.
Giải bài tập 2 trang 60 SGK địa lý 7: Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 từ năm 1840 đến 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng
- Cho đến năm 1840, lượng khí thải CO2 trong không khí vẫn ổn định ở mức 275 phần triệu (275 p.p.m)
- Từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay, lượng khí thải C02 không ngừng gia tăng; năm 1997 đã đạt đến 355 p.p.m.
- Nguyên nhân: Do các chất khí thải CO2 trong công nghiệp, trong đời sống và trong đốt rừng ngày càng nhiều.