14/01/2018, 18:47

Giải bài tập trang 73, 74 SGK Toán lớp 6 tập 1: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Giải bài tập trang 73, 74 SGK Toán lớp 6 tập 1: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên Giải bài tập môn Toán lớp 6 với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài ...

Giải bài tập trang 73, 74 SGK Toán lớp 6 tập 1: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

 với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6, các bài giải tương ứng với từng bài học trong sách giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Toán.

Giải bài tập trang 68 SGK Toán lớp 6 tập 1: Làm quen với số nguyên âm

Giải bài tập trang 70, 71 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp các số nguyên

A. Tóm tắt kiến thức: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên.

1. So sánh hai số nguyên

Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a bé hơn số nguyên b. Như vậy:

  • Mọi số dương đều lớn hơn số 0;
  • Mọi số âm đều bé hơn số 0 và mọi số nguyên bé hơn 0 đều là số âm;
  • Mỗi số âm đều bé hơn mọi số dương.

Lưu ý: Số nguyên b được gọi là số liền sau số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b. Khi đó ta cũng nói số nguyên a là số liền trước của b.

2. Giá trị tuyệt đối:

Trên trục số, khoảng cách từ điểm a đến điểm gốc O được gọi là giá trị tuyệt đối của số a. Giá trị tuyệt đối của số a được kí hiệu là |a| (đọc là giá trị tuyệt đối của a). Như vậy:

  • Giá trị tuyết đối của số 0 là 0.
  • Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.
  • Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.
  • Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
  • Trong hai số nguyên âm, số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn là số lớn hơn.

B. Hướng dẫn giải bài tập Sách giáo khoa bài: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên trang 73, 74 Toán 6 tập 1.

Bài 1 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Điền vào ô trống

3... 5;             -3...5;              4...-6,              10... -10

Đáp án:

3 < 5;                       -3 > -5;                          4 > -6;          10 > -10.

Bài 2 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thự tự tăng dần: 2, -17, 5, 1, -2, 0.

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -101, 15, 0, 7, -8, 2001.

Đáp án:

a) Các số nguyên sau theo thự tự tăng dần: -17, -2, 0, 1, 2, 5.

b) Các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: 2001, 15, 7, 0, -8, -101.

Bài 3 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Tìm x ∈ Z, biết:

a) -5 < x < 0;                                        b) -3 < x < 3.

Đáp án:

a) x = -4 hoặc x = -3 hoặc x = -2 hoặc x = -1.

b) x = -2 hoặc x = -1 hoặc x = 0 hoặc x = 1 hoặc x = 2.

Bài 4 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau: 2000, -3011, -10.

Đáp án:

|2000| = 2000;                    |-3011| = 3011;            |-10| = 10.

Bài 5 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Điền vào chỗ chấm:

|3| ...|5|;                    |-3|... |-5| ;                |-1| ... |0|;                  |2| ... |-2|;

Đáp án:

|3| < |5|;                 |-3| < |-5|;                   |-1| > |0|;                 |2| = |-2|;

Bài 6 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các ý sau để có một nhận xét đúng:

7 ∈ N;                         7 ∈ Z;                             0 ∈ N;

0 ∈ Z;                        -9 ∈ Z;                              -9 ∈ N;                            11,2 ∈ Z

Đáp án:

7 ∈ N Đ;                        7 ∈ Z Đ;                0 ∈ N Đ;

0 ∈ Z Đ;                       -9 ∈ Z S;                -9 ∈ N Đ;                   11,2 ∈ Z S

Bài 7 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Có thể khẳng định rằng tập hợp Z bao gồm hai bộ phận là các số nguyên dương và các số nguyên âm được không? Tại sao?

Đáp án:

Không, vì 0 cũng là một số nguyên nhưng không thuộc bộ phận các số dương cũng không thuộc bộ phận các số âm.

Bài 8 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

a) Số nguyên a lớn hơn 2. Số a có chắc chắn là số nguyên dương không?

b) Số nguyên b nhỏ hơn 3. Số b có chắc chắn là số nguyên âm không?

c) Số nguyên c lớn hơn -1. Số c có chắc chắn là số nguyên dương không?

d) Số nguyên d nhỏ hơn -5. Số d có chắc chắn là số nguyên âm không?

Đáp án:

a) Có

b) Không. Chẳng hạn, b = 2, ta có 2 < 3 nhưng 2 không phải là số nguyên âm.

c) Không. Chẳng hạn c = 0.

d) Có.

Bài 9 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Điền dấu "+" hoặc "-" vào chỗ trống để được kết quả đúng:

a) 0 < ...2;                       b) ...15 < 0;                    c) ...10 < ...6;                    d)...3 < ...9

(Chú ý: Có thể có nhiều đáp số)

Đáp án:

a) 0 < + 2;                                b) -15 < 0;

c) -10 < -6;                               d) +3 < + 9 và -3 < +9.

Bài 10 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Tính giá trị các biểu thức:

a) |-8| – |-4|;                 b) |-7|. |-3|;                c) |18|: |-6|;                   d) |153| + |-53|.

Đáp án:

a) 4;                      b) 21;                      c) 3;                d) 206.

Bài 11 trang 73 SGK Toán 6 tập 1

Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4, 6, |-5|, |3|, 4.

Đáp án:

Số đối của các số -4, 6,|-5|, |3|, 4 lần lượt là 4, -6, -5, -3, -4.

Bài 12 trang 74 SGK Toán 6 tập 1

a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên sau: 2; -8; 0; 1.

b) Tìm số liền trước của mỗi số nguyên sau: -4; 0; 1; -25.

c) Tìm số nguyên a biết số liền sau a là một số nguyên dương và số liền trước a là một số nguyên âm.

Đáp án:

a) 3; -7; 1; 0.

b) -5; -1; 0; -26.

c) Số 0.

0