14/01/2018, 18:04

Giải bài tập trang 60 SGK Sinh lớp 8: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

Giải bài tập trang 60 SGK Sinh lớp 8: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn Giải bài tập môn Sinh học lớp 8 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi ...

Giải bài tập trang 60 SGK Sinh lớp 8: Vận chuyển máu qua hệ mạch, vệ sinh hệ tuần hoàn

 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập trang 53 SGK Sinh lớp 8: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Giải bài tập trang 57 SGK Sinh lớp 8: Tim và mạch máu

A. Tóm tắt lý thuyết:

I – Sự vận chuyển máu qua hệ mạch (hình 18-1-2)

Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co),

Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch.

Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0,5m/s ở động mạch —» 0,001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch.

Ở động mạch, sức đẩy này được hỗ trợ và điều hòa bởi sự co dãn của động mạch, ở tĩnh mạch, sức đẩy của tim còn rất nhỏ (= 10%), sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về tim được hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi ta hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

Trừ tĩnh mạch chủ dưới, trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiều trọng lực) còn có sự hỗ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược.

II. Vệ sinh tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại

Khi tim phải đập nhanh hơn, giả sử 150 nhịp/phút, mỗi chu kì co tim chỉ còn 0,4s, thời gian tim co khoảng 0,25s và thời gian dãn để phục hồi khoảng 0,15s. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cơ tim sẽ suy kiệt dần (bệnh suy tim) và tới một lúc nào đó sẽ ngừng đập hoàn toàn.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như:

Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bị hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...

Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...

Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping....)

Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử) phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).

Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ: bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...

Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da, trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 60 Sinh Học lớp 8:

Bài 1: (trang 60 SGK Sinh 8)

Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0.5 m/s ở động mạch —» 0.001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch

Bài 2: (trang 60 SGK Sinh 8)

Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ s nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm:

Trạng thái

Nhịp tim (Số lần/phút)

Ý nghĩa

Lúc nghỉ ngơi

40 – 60

– Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn

– Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn

Lúc hoạt động gắng sức

180 -240

– Hoạt động của cơ thể tăng lên

Giải thích: Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.

Bài 3: (trang 60 SGK Sinh 8)

Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như:

Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bị hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...

Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...

Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)

Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử) phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).

Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ: bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...

Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

Bài 4: (trang 60 SGK Sinh 8)

Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da, trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

0