14/01/2018, 17:40

Giải bài tập trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Giải bài tập trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp Để học tốt môn Toán lớp 6 sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà để vào lớp tiếp thu bài tốt hơn, và là tài liệu để giáo viên và ...

Giải bài tập trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

 sẽ giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà để vào lớp tiếp thu bài tốt hơn, và là tài liệu để giáo viên và phụ huynh tham khảm trong quá trình hướng dẫn và giảng dạy môn Toán lớp 6 theo chương trình mới.

Bài tập về số tự nhiên lớp 6

A. Tóm tắt kiến thức Tập hợp, Phần tử của tập hợp:

1. Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa; chẳng hạn; tập hợp A, tập hợp B, tập hợp X.

Mỗi phần tử của một tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái thường; chẳng hạn: a là phần tử của tập hợp A, b là một phần tử của tập hợp B, x là một phần tử của tập hợp X.

2. Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a ∈ A.

Nếu b không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết b ∉ A.

3. Để viết một tập hợp, thường có hai cách:

  • Liệt kê các phần tử của tập hợp; tức là viết tất cả các phần tử của tập hợp đó trog dấu ngoặc nhọn {}.
  • Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó; tức là tính chất mà mỗi phần tử của tập hợp đó phải có và chỉ những phần tử của tập hợp đó mới có.

B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 6 Môn Toán lớp 6 tập 1:

Bài 1. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)

Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

12 ...A 16...A

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập hợp A. Vậy A = {9; 10; 11; 12; 13}. Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A = {x ∈ N | 8 < x < 14} ta có: 12 ∈ A; 16 ∉A.

Bài 2. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)

Viết tập hợp các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC".

Bài giải:

Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}

Bài 3. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)

Cho hai tập hợp:

A = {a, b} B = {b, x, y}.

Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

x ...A; y ...B; b ...A; b... B.

Bài giải:

x ∉ A; y ∈ B; b ∈ A; b ∈ B

Bài 4. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)

Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem "bút" có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.

Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.

Bài 5. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)

a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}

b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.

Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.

0