14/01/2018, 17:40

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Thành 2, Nghệ An năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Thành 2, Nghệ An năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử lớp 12 có đáp án Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12 là tài ...

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12 trường THPT Yên Thành 2, Nghệ An năm học 2016 - 2017

Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12

là tài liệu tham khảo hay được Vndoc.com sưu tầm. Đề gồm 4 câu tự luận với thời gian làm bài là 150 phút, đã có đáp án. Mời các bạn tham khảo.

100 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Hải Dương năm 2013 - 2014

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (3,0 điểm)

Hãy hoàn thiện nội dung bảng kê dưới đây về tổ chức Liên Hợp Quốc:

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lich sử lớp 12

Câu 2 (3,0 điểm)

Dựa vào những dữ liệu trong bảng dưới đây và những kiến thức đã học trong chương trình, hãy khái quát những nét tương đồng trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 12Câu 3 (2,0 điểm)

1. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến 1973. Chính sách đó đã được triển khai như thế nào ở Tây Âu trong những năm 1947 đến 1949?

2. Cho biết ý kiến của anh /chị về chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống B.Clintơn.

Câu 4 (2,0 điểm)

Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản trong những năm 1952 đến 1973 đó là: Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

1. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản nói trên.

2. Theo anh/chị, Việt Nam cần phải học tập Nhật Bản những gì để xây dựng và phát triển đất nước?

----HẾT----

SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 2
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1
NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1

1. Hoàn cảnh ra đời

  • Sau Hội nghị Ianta không lâu, một hội nghị quốc tế họp tại Xanphranxixco (Mỹ) từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 gồm 50 nước tham gia để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc (0,25 điểm)
  • Ngày 24/10, Hiến chương Liên Hợp Quốc chính thức có hiệu lực (0,25 điểm)

2. Mục đích

  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới (0,25 điểm)
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc (0,25 điểm)

3. Nguyên tắc hoạt động

  • Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc (0,25 điểm)
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước (0,25 điểm)
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào (0,25 điểm)
  • Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình (0,25 điểm)
  • Chung sông hòa bình với sự nhất trí của 5 cường quốc (0,25 điểm)

4. Vai trò

  • Là một diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh, có vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới (0,25 điểm)
  • Góp phần giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc té, ngăn chặn chay đua vũ trang, kiểm soát vũ khí hạt nhân (0,25 điểm)
  • Giúp đỡ các nước trên thế giới phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế.. (0,25 điểm)

Câu 2

1. Sự hình thành

  • Sau khi phục hồi kinh tế, một số nước Tây Âu đã thành lập ba tổ chức hợp tác khu vực về than thép, năng lượng và kinh tế, sau đó hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và tháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU) (0,5 điểm)
  • Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á bước vào thời kỳ ổn định phát triển kinh tế. Một số nước trong khu vực có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển. Tháng 8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với 5 thành viên. (0,5 điểm)

2. Nội dung hợp tác

  • Trong giai đoạn đầu, các nước EU chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ. Từ đầu những năm 90, các nước EU còn hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh (0,25 điểm)
  • Trong giai đoạn đầu, các nước ASEAN hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, văn hóa. Từ đầu những năm 90, các nước ASEAN đẩy mạnh hợp tác toàn diện và chặt chẽ. Hiệp ước Bali (2/1976), mở ra bước ngoặt sự phát triển của ASEAN (0,25 điểm)

3. Sự phát triển thành viên

  • Khi mới thành lập, có 6 nước tham gia. Năm 2007, phát triển lên 27 nước thành viên (0,5 điểm)
  • Khi mới thành lập, có 5 nước tham gia. Đến năm 1999, có 9 nước thành viên (0,5 điểm)

4. Vai trò và vị thế quốc tế

  • Đến cuối thập kỷ 90, EU là tỏ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới (0,25 điểm)
  • Đến cuối thập kỷ 90, ASEAN đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong khu vực và không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tháng 11/2007, Hiến chương ASEAN được ký kết nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh. (0,25 điểm)

Câu 3

1. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến 1973. Chính sách đó đã được triển khai ở Tây Âu trong những năm 1947 đến 1949

  • Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ:
    • Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau. (0,25 điểm)
    • Ba mục tiêu chủ yếu: (0,5 điểm)
      • Một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
      • Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.
      • Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ. 
  • Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu
    • Tháng 3 - 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì...(0,25 điểm)
    • Mĩ đề ra và thực hiện "Kế hoạch Mácsan", giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa. (0,25 điểm)
    • Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. (0,25 điểm)

2. Chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống B.Clintơn.

  • Trong thập kỷ 90, B.Clintơn đề ra chiến lược "Cam kết và mở rộng" với 3 mục tiêu....Chính sách này không nằm ngoài mục tiêu của chiến lược toàn cầu mà có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới của thế giới (0,25 điểm)
  • Gây ra sự bất bình cho các nước trên thế giới, làm gia tăng tâm lý chống Mỹ. Tạo ra tình hình bất ổn định, đặt nhiều quốc gia vào nhiều thách thức và nguy cơ mới. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 đã cho thấy chính sách đối ngoại của Mĩ đã gây ra sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế. Do đó, Mĩ cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại (0,25 điểm)

Câu 4

1. Suy nghĩ về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản

Học sinh có thể phát biểu suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được một số quan điểm sau:

  • Con người là chủ thể của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc (0,25 điểm)
  • Coi trọng nhân tố con người chính là coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo là chìa khóa để nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, đào tạo những con người có khả năng lĩnh hội và vận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến (0,25 điểm)
  • Coi trọng giáo dục và đào tạo giúp tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, kinh nghiệm quản lý kinh tế, xã hội, là đòn bẩy thúc đẩy đất nước phát triển và đổi mới xã hội một cách toàn diện (0,25 điểm)
  • Nguyên nhân này tạo điều kiện cho sự phát triển về công thương nghiệp TBCN, đưa Nhật Bản phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (0,25 điểm)

2. Việt Nam cần phải học tập Nhật Bản....

  • Coi trọng giáo dục và đào tạo con người (0,5 điểm)
  • Đi tắt đón đầu, nắm bắt những thành tựu KHKT hiện đại và áp dụng vào sản xuất (0,25 điểm)
  • Tận dụng tốt các yếu tố từ bên ngoài để phát triển (vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý của các nước...) (0,25 điểm)
0