15/01/2018, 12:55

Giải bài tập trang 44 SGK Toán 4: Biểu thức có chứa ba chữ

Giải bài tập trang 44 SGK Toán 4: Biểu thức có chứa ba chữ Giải bài tập Toán lớp 4 bài Biểu thức có chứa ba chữ Giải bài tập trang 44 SGK Toán 4 với lời giải tương ứng với từng bài tập SGK giúp học ...

Giải bài tập trang 44 SGK Toán 4: Biểu thức có chứa ba chữ

Giải bài tập trang 44 SGK Toán 4

với lời giải tương ứng với từng bài tập SGK giúp học sinh nắm được cách nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ, cách tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải.

Giải bài tập trang 43 SGK Toán 4: Tính chất giao hoán của phép cộng

Hướng dẫn giải bài BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ (bài 1, 2, 3, 4 SGK Toán lớp 4 trang 44)

ÔN LẠI LÝ THUYẾT:

a + b + c; a × b × c; m – (n + p); ... là các biểu thức có chứa ba chữ.

Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.

BÀI 1. (Hướng dẫn giải bài tập số 1 trang 44/SGK Toán 4)

Tính giá trị của a + b + c nếu:

a) a = 5, b = 7, c = 10;

b) a = 12, b = 15, c = 9

Đáp án:

a) Thay số vào chữ ta có:

a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22

b) Thay số vào chữ ta có:

a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36

BÀI 2. (Hướng dẫn giải bài tập số 2 trang 44/SGK Toán 4)

a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là:

a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60

Tính giá trị của a × b × c nếu:

a) a = 9, b = 5 và c = 2

b) a = 15, b = 0 và c = 37

Đáp án:

Các em tính như sau:

a) a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90

b) a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0

BÀI 3. (Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 44/SGK Toán 4)

Cho biết m = 10, n = 5, p = 2, tính giá trị của biểu thức:

a) m + n + p

m + (n + p)

b) m – n – p

m – (n + p)

c) m + n × p

(m + n) × p

Đáp án:

a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17

m + (n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17

b) m – n – p = 10 – 5 – 2 = 3

m – (n + p) = 10 – (5 + 2) = 10 – 7 = 3

c) m + n × p= 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20

(m + n) × p= (10 + 5) × 2 = 15 × 2 = 30

BÀI 4. (Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 44/SGK Toán 4)

Độ dài các cạnh của hình tam giá là a, b, c

Giải bài tập trang 44 SGK Toán 4

a) Gọi P là chu vi của hình tam giác.

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.

b) Tính chu vi của hình tam giác biết:

a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm;

Đáp án:

a) Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó.

P = a + b + c

Trong đó: a, b, c là độ dài các cạnh (cùng đơn vị đo)

b) Chu vi của hình tam giác

P = a + b +c = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)

P = a + b +c = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)

P = a + b +c = 6 + 6 + 6 = 6 × 3 = 18 (dm)

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 45, 46 SGK Toán 4: Tính chất kết hợp của phép cộng - Luyện tập

0