Giải bài tập trang 25 SGK Vật lý lớp 11: Công của lực điện
Giải bài tập trang 25 SGK Vật lý lớp 11: Công của lực điện Giải bài tập môn Vật lý lớp 11 Giải bài tập môn Vật lý lớp 11: Công của lực điện . Đây là tài liệu hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp các ...
Giải bài tập trang 25 SGK Vật lý lớp 11: Công của lực điện
Giải bài tập môn Vật lý lớp 11: Công của lực điện
. Đây là tài liệu hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp các thầy cô giáo có thêm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, còn đối với các bạn học sinh tài liệu này cung cấp kiến thức cơ bản về bài công của lực. Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập trang 29 SGK Vật lý lớp 11: Điện thế, hiệu điện thế
Giải bài tập trang 33 SGK Vật lý lớp 11: Tụ điện
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Công của lực điện
1. Công của lực điện: Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
2. Thế năng của một diện tích điểm q tại điểm M và N trong diện trường lần lượt là
WM = AM = VM.q và WN = AN = VN.q
3. Công của lực điện hằng độ giảm thế năng của diện tích trong điện trường
AMN = WM - WN
Giải bài tập trang 25 SGK Vật lý lớp 11
Câu 1. Viết biểu thức công của lực điện trường trọng sự di chuyến của một điện tích trong một điện trường đều.
Trả lời:
Công thức: AMN = qEd.
Trong đó q là điện tích, E là cường độ điện trường và d là khoảng cách giữa điếm đầu M và điểm cuối N tính dọc theo phương của đường sức.
Câu 2. Nêu đặc điểm của công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyên trong điện trường.
Trả lời: Công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong điện trường không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
Câu 3. Thế năng của điện tích q trong một điện trường phụ thuộc vào q như thế nào?
Trả lời: Thể năng của điện tích q trong một điện trường tỉ lệ thuận với q.
Câu 4. Cho một điện tích thử q di chuyến trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP và lực điện sinh công dương. Biết rằng MN dài hơn NP.
Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?
A. AMN > ANP.
B. AMN < ANP.
C. AMN = ANP.
D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.
Trả lời: Chọn D.
Câu 5. Một êlectron di chuyến một đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện, trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 v/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây?
A. -1,6.10-16J
B. -1,6.10-18J
C. +1,6.10-16J
D. +1,6.10-18J
Trả lời: Chọn D
Câu 6. Cho một điện tích di chuyển trong một điện trường theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm A rồi trở lại điếm A. Công của lực điện trường bằng bao nhiêu?
Trả lời: Công của lực điện trường bằng 0.
Câu 7. Một êlectron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, trong điện trường đầu giữa hai bản kim loại phăng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1cm. Tính động năng của êlectron khi nó đến đập vào bản dương.
Trả lời: Ban đầu êlectron đứng yên nên động năng bằng 0. Khi đến bản dương nó có động năng Wđ. Độ biến thiên động năng bằng công của lực điện trường.
Ta có ΔWđ = Wđ = qEd = 1,6.10-19 . 1000.10-2 = 1,6.10-18J
Câu 8. Cho một điện tích dương Q đặt tại điếm O. Đặt một điện tích âm q tại một điểm M. Chứng minh răng thế năng của q ở M có giá trị âm.
Trả lời: Ta có thế năng WM = AM
Điện tích Q > 0 có các đường sức xuất phát từ Q hướng ra xa vô cùng nên công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q < 0 từ M ra xa vô cùng là công âm, do đó thế năng của q ở M có giá trị âm.