Giải bài tập trang 174 SGK Sinh học lớp 11: Sinh sản vô tính ở động vật
Giải bài tập trang 174 SGK Sinh học lớp 11: Sinh sản vô tính ở động vật Giải bài tập môn Sinh học lớp 11 Với mong muốn cung cấp đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 nhiều tài liệu chất lượng ...
Giải bài tập trang 174 SGK Sinh học lớp 11: Sinh sản vô tính ở động vật
Với mong muốn cung cấp đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 nhiều tài liệu chất lượng để phục vụ công tác dạy và học môn Sinh học. Chúng tôi đã sưu tầm để gửi tới bạn: . Mời các bạn tham khảo.
Giải bài tập trang 162 SGK Sinh học lớp 11: Sinh sản vô tính ở thực vật
Giải bài tập trang 166 SGK Sinh học lớp 11: Sinh sản hữu tính ở thực vật
Tóm tắt kiến thức cơ bản: Sinh sản vô tính ở động vật
1. Sinh sản vô tính là gì
- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng
- Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
a. Phân đôi: Xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp
b. Nảy chồi: Xảy ra ở bọt biển và ruộng khoang
c. Phân mảnh: Xảy ra ở bọt biển, giun dẹp
d. Trinh sinh
- Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội
- Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như: Ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có hiện tượng trinh sinh.
- So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Khác nhau
- Phân đôi: Dựa trên sự phân chia đơn giản của tế bào chất và nhân
- Nảy trồi: Dựa trên sự nguyên phân nhiều lần, tạo thành chồi con trên cơ thể mẹ và cá thể mới
- Phân mảnh: Từ những mãnh vụn của cơ thể, qua nguyên phân tạo ra cơ thể mới
- Trinh sản: Trứng không thụ tinh (n) nguyên phân nhiều lần cá thể mới
- Giống nhau
- Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ NST giống cá thể mẹ.
- Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới
3. Ứng dụng
a. Nuôi mô sống
- Là tách mô từ cơ thể động vật, nuôi trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.
- Ứng dụng: Nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da.
b. Nhân bản vô tính
- Là chuyển một tế bào xôma vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
- Ví dụ: cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò chó...
Giải bài tập trang 174 SGK Sinh học lớp 11
Câu 1. So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật
Trả lời:
- Giống nhau:
- Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào học là nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm) vì vậy các cá thể mới được tạo ra giống nhau và giống hệt cơ thể gốc về mặt di truyền.
- Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái (không có sự tổ hợp lại vật chất di truyền.
- Khác nhau: Sinh sản vô tính ở động vật có hình thức trinh sinh: Cơ thể mới được hình thành không phải từ một tế bào sinh dưỡng 2n mà từ một tế bào trứng 1n. Tế bào trứng (n) này không thụ tinh mà phát triển thành một cơ thể.
Câu 2. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
Trả lời: Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì chúng có vật chất di truyền giống nhau.
Câu 3. Phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể.
Trả lời: Tái sinh các hộ phận cơ thể (thằn lằn tái sinh được đuôi, khi đuôi bị đứt) không phải là sinh sản vô tính vì sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới.