14/01/2018, 18:33

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016 Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 8 có đáp án Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 có đáp án ...

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

 có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu là tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học hay, giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức, làm quen với dạng đề thi học sinh giỏi. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD - ĐT Thanh Oai năm 2015 - 2016

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 8 phòng GD&ĐT Nam Trực, Nam Định năm 2015 - 2016

PHÒNG GD - ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài 120 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1. (3 điểm)

a/ Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?

b/ Trong quá trình chọc tủy ếch để làm thí nghiệm bạn Nam vô tình đã phá hủy một bộ phận trong não bộ con ếch làm cho ếch nhảy, bơi lệch về phía bộ não bị hủy. Bạn Nam đã phá hủy bộ phận nào của con ếch? Nêu chức năng của bộ phận đó?

c/ Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Câu 2. (3 điểm)

a/ Phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người với hệ cơ thú?

b/ Xương dài ra và to ra do đâu? Giải thích vì sao người già xương gãy thường lâu hồi phục?

Câu 3. (4 điểm)

a/ Miễn dịch là gì? Các bạch cầu đã hình thành những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

Có người nói rằng: "Tiêm vắc xin cũng giống như tiêm kháng thể giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh". Điều đó có đúng không? Vì sao?

b/ Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Hỏi:

1. Số lần mạch đập trong một phút?

2. Thời gian hoạt động của một chu kì tim?

Câu 4. (4 điểm)

a/ Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những quá trình nào? Nêu vai trò của quá trình hô hấp với cơ thể sống?

b/ Vì sao người ít luyện tập khi lao động nặng sẽ nhanh mệt hơn so với người hay luyện tập?

Câu 5. (3 điểm)

a/ Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? Tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?

b/ Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì giảm khả năng tiêu hóa?

Câu 6. (3 điểm)

a/ Hãy chứng minh đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?

b/ Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu? Tại sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

Câu 1:

a. Khái niệm: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

* Phân biệt PXCĐK và PXKĐK:

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Bẩm sinh

2. Bền vững

3. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.

4. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống

1. Được hình thành trong đời sống

2. Dễ mất khi không củng cố

3. Có tính chất cá thể, không di truyền

4. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não.

b/ Phần não bộ bị hủy là tiểu não.

* Chức năng tiểu não: Vì tiểu não có chức năng điều hòa phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

c/ Tế bào là đơn bị chức năng của cơ thể:

  • Thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng.
  • Sự lớn lên và phân chia của tế bào (gọi là sự phân bào) giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản.
  • Tế bào còn có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại với các kích thích lí, hóa của môi trường giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

Câu 2: 

a/ Đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với thú là:

Cơ chi trên phân hóa -> cử động linh hoạt, đặc biệt cơ ngón cái rất phát triển. Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khỏe

=> Di chuyển, nâng đỡ

Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói.

Cơ nét mặt phân hóa giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt.

b/ Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng.

Xương to ra do sự phân chia của các tế bào màng xương.

* Giải thích: Vì người già sự phân hủy hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phục hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.

Câu 3: 

a/ Miễn dịch: là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.

* Hoạt động của bạch cầu:

  • Sự thực bào.
  • Tạo kháng nguyên vô hiệu hóa kháng thể
  • Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh

* Ý kiến đó là sai.

* Tiêm vắc xin là tiêm các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh nhưng đã được làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó.

b/ Bài tập:

1/ Trong một phút tâm thất trái co và đẩy: 7560 : (24 . 60) = 5,25 lít

Số lần tâm thất trái co trong một phút là: (5,25 .1000) : 70 = 75 lần

2/ Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim là: 60 : 75 = 0,8 giây

Câu 4: 

a/ * Khái niệm: Hô hấp là quá trình không cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

* Các giai đoạn của quá trình hô hấp:

  • Sự thở (hít vào, thở ra)
  • Sự trao đổi khí ở phổi và sự trao đổi khí ở tế bào

* Vai trò:

  • Cung cấp oxi cho tế bào để oxi hóa các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể
  • Vận chuyển cacbonic và chất thải do tế bào hoạt động thải ra đến phổi để ra ngoài.

b/ Giải thích:

Người thường xuyên luyện tập sẽ có sức co cơ lớn, dung tích sống tăng (thể tích lồng ngực tăng) nên nhịp hô hấp trong 1 phút ít hơn so với người ít luyện tập. Vì vậy, lao động cùng cường độ thì người ít luyện tập nhanh mệt hơn so với người thường xuyên luyện tập

Câu 5: 

a/ * Quá trình tiêu hóa ở ruột non:

Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, lớp cơ co dãn tạo nhu động thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột, muối mật phân nhỏ Lipit tạo nhũ tương hóa

Tiêu hóa hóa học:

  • Tinh bột + đường đôi        '        Đường đơn
  • Protein                            '         Axit amin
  • Lipit                                '          Axit béo và Glixêrin
  • Axit Nuclêic                    '           Nucleotit

* Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa: Tại ruột non xảy ra quá trình tiêu hóa hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng của cơ thể

b/ Khi mắc các bệnh về gan làm giảm quá trình tiêu hóa vì:

  • Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị, điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột, tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hóa hoạt động. Góp phần tiêu hóa và hấp thụ mỡ (lipit).
  • Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa.

Câu 6: 

a/* Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống:

* Mâu thuẫn:

  • Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ.
  • Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.

* Thống nhất

Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặt chẽ với nhau: Năng lượng do dị hóa giải phóng được cung cấp cho quá trình đồng hóa, tổng hợp nên chất mới và sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt của cơ thể mất đi do tỏa nhiệt vào môi trường.

b/ Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

  • 2 quả thận với hàng triệu đơn vị chức năng
  • Ống đái
  • Bóng đái
  • Ống dẫn nước tiểu

* Giải thích:

  • Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục.
  • Nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
0