Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 48: Mắt - Chương 3 Quang học
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 48: Mắt - Chương 3 Quang học Giải bài tập Vật lý lớp 9 bài 48 trang 128, 130, 203 SGK Bài 48: Mắt - Chương 3 Quang học . Được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn ...
Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 48: Mắt - Chương 3 Quang học
Bài 48: Mắt - Chương 3 Quang học
. Được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
Lý thuyết mắt.
Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
- Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được là điểm cực cận.
Bài C1 trang 128 sgk vật lý 9
C1. Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?
Bài giải:
Những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh: Đều có một bộ phận với vai trò như một thấu kính hội tụ để thu ảnh (đó là vật kính hoặc thể thủy tinh) và một bộ phận để hứng ảnh, đó là phim hoặc màng lưới.
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
Bài C6 trang 130 sgk vật lý 9
C6. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?
Bài giải:
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.
Bài C5 trang 130 sgk vật lý 9
C5. Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới là bao nhiêu?
Bài giải:
Xem hình 48.2.
Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB (AB = 8cm); O là thể thủy tinh (OA = 20m); A'B' là ảnh cột điện trên màng lưới (OA' = 2cm). Ta có:
Bài 9 trang 203 sgk vật lý 11
Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 50cm.
a) Mắt người này bị tật gì?
b) Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? (kính đeo sát mắt).
c) Điểm Cc cách mắt 10cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? (kính đeo sát mắt).
Hướng dẫn giải:
a) Cv thật, cách mắt hữu hạn => mắt cận
b) fk = -OCv = -50 cm => Dk = -2 dp.
c) d' = -OCc = -10 cm;
Bài 10 trang 203 sgk vật lý 11
Một mắt bình thường về già, khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1dp.
a) Xác định điểm cực cận và điểm cực viễn.
b) Tính độ tụ của thấu kính phải đeo cách mắt 2cm để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.
Hướng dẫn giải:
a) Cv: ∞; OCc = 100 cm
b) d' → ∞; d = f = 25 - 2 = 23 cm; D ≈ 4,35 dp.