Giải bài tập SGK trang 186,187 Sinh 11: Ôn tập chương 2,3 và 4
Giải bài tập SGK trang 186,187 Sinh 11: Ôn tập chương 2,3 và 4 Giải bài ôn tập chương 2,3,4 Sinh lớp 11 tất cả các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa trang 186,187 Sinh 11 (Bài 48) I. CẢM ỨNG – So sánh cảm ứng của động vật và thực vật. + Giống nhau: Cơ thể thực vật và động vật ...
Giải bài tập SGK trang 186,187 Sinh 11: Ôn tập chương 2,3 và 4
Giải bài ôn tập chương 2,3,4 Sinh lớp 11 tất cả các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa trang 186,187 Sinh 11 (Bài 48)
I. CẢM ỨNG
– So sánh cảm ứng của động vật và thực vật.
+ Giống nhau:
Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó.
+ Khác nhau về phương thức tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích:
* ở thực vật chưa có cấu trúc đặc hiệu đảm trách việc tiếp nhận và truyền kích thích cũng như phản ứng trả lời như ở động vật. Phản ứng trả lời đối với các kích thích cùa các tác nhân môi trưởng ở thực vật dựa trên 2 cơ chế:
+ Sự sai lệch về tốc độ sinh trưởng của các tế bào được kích thích và không được kích thích tại miền sinh trưởng của 2 phía đối diện nhau của cơ quan (ví dụ, hướng động và ứng động sinh trưởng).
+ Sự biến động về hàm lượng nước và lan truyền kích thích trong các tế bào và mô chuyển hoá của cơ quan (ví dụ, ứng động sức trương nước ở cây trinh nữ và ứng động bắt côn trùng ở cây gọng vó).
* ở động vật, sự xuất hiện cảm ứng liên quan đến tổ chức đặc hiệu gồm cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh với chức năng phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức, mức độ phản ứng và bộ phận thực hiện phản ứng trả lời.
– Điền tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ dưới đây:
– Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
– Tập tính bẩm sinh là tập tính được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ: ếch đẻ trứng lên cây thủy sinh.
– Tập tính học được là tập tính được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ, một số động vật vốn không sợ người nhưng bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người.
II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRlỂN
– Phân biệt sinh trưởng và phát triển.
+ Sinh trưởng là quá trình tăng không thuận nghịch kích thước của cơ thể.
+ Phát triển là quá trình bao gồm: sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái ( hình thành các mô, cơ quan khác nhau trong chu trình sống của cá thể).
– Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Những điểm giống nhau: Sinh trưởng và phát triển ở động vật đều chịu ảnh hưởng của hoocmôn.
+ Những điểm khác nhau: Sinh trưởng ở động vật chỉ xảy ra ở một giai đoạn giới hạn thời gian xác định. Phát triển diễn ra suốt đời.
– Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
* – Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật như:
+ Auxin (AIA), gibêrelin (GA), xitôkinin: kích thích sinh trưởng.
+ Êlilen. axit abxixic (AAB): ức chế sinh trưởng.
– Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:
+ Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống là: ecđisơn và juvenin.
.+ Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: hoocmôn sinh trưởng (của tuyến yên), tirôxin (của tuyến giáp), testôstêrôn của tinh hoàn, ơstrôgcn của buồng trứng.
– Bảng 48 ghi 5 hoocmôn thực vật và các ứng dụng của nó vào thực tiễn. Hãy dùng mũi tên nối hoocmôn với tác động của nó.
Nối tên hoocmôn với hoạt động ứng dụng hoocmôn đó theo bảng 48.1 như sau:
Auxin -> Nuôi cấy mô và tế bào thực vật + Kích thích ra rễ cành giâm. Gibcrelin ->Phá ngủ cho củ khoai tây.
Xitôkinin -> Nuôi cấy mô và tế bào thực vật. êtilen ->Thúc quả chín tạo quả trái vụ.
Axit abxixic -> Đóng khí khổng.
– Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái?
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn loàn: con non có hình dạng và cây tạo rất khác con trưởng thành. Con non phải trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành.
+ Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn: con non có hình dạng, cấu tạo gần giống con trưởng thành. Trải qua nhiều lẩn lột xác con non biến đổi thành con trưởng thành.
+ Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái: con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo sinh lí gần giống với con trưởng thành. Con non phát triển thành con trưởng thành không qua giai đoạn lột xác.
IV. SINH SẢN
– Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh sản ở thực vật và động vật.
* Giống nhau:
+ Sinh sản ở thực vật và động vật đều có 2 hình thức là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
+ Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật đều có cơ sở tế bào là nguyên phân.
+ Sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật đều có quá trình giảm phân tạo giao tử đực (n) và giao tử cái (n), có sự hợp nhất 2 giao tử đực và cái trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử (2n) rồi phát triển thành phôi, thành cơ thể mới.
* Khác nhau:
+ Sinh sản vô tính ở thực vật có các hình thức: sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng.
+ Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức: phân đôi, nẩy chồi, phân mảnh, trình sinh.
+ Sinh sản hữu tính ở thực vật có quá trình thụ tinh kép.
Sinh sản hữu tính ở động vật chỉ có 1 quá trình thụ tinh
– Kể tên các hoocmôn điều hoà sinh sản ở động vật và thực vật
+ Hoocmôn điều hoà sinh sản ở thực vật là florieen.
+ Hoocmôn điều hoà sinh sản ở động vật là: FSH, LH, ơslrôgen, progestêrôn, testostêrôn, HCG.