Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá Giải bài tập Lịch sử lớp 7 bài 12 Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp ...
Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hoá
. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo
1. Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua thời Lý có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa:
- Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.
2. Vì sao nền nông nghiệp thời Lý phát triển?
Trả lời:
Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trả lời. Chú ý liệt kê các chính sách của nhà nước (chia ruộng đất công cho nông dàn cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển).
3. Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì?
Trả lời:
- Thủ công nghiệp:
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)…
4. Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
Trả lời:
Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp:
- Dựa vào nội dung mục 1, SGK để trả lời. Chú ý liệt kê các chính sách của nhà nước (chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi) và phân tích tác dụng của những chính sách đó (mùa màng bội thu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển).
5. Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý.
Trả lời:
Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý:
Phần này đã viết cụ thể trong SGK, các em dựa vào mục 2 để trả lời. Ngoài việc liệt kê thành tựu của thủ công nghiệp và thương nghiệp, các em cần lí giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của hai ngành này (đất nước độc lập, thống nhất, chính quyền vững mạnh, nhà nước thực hiện nhiều chính sách tích cực, đặc biệt là chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp).
6. Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý
Trả lời:
Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Có thể dựa vào sơ đồ sau để lí giải:
7. Hãy nêu các tầng lớp cư dân và đời sống của họ trong xã hội thời Lý
Trả lời:
- Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, hoàng tử, công chúa được phong đất và một số dân thường có nhiều ruộng trở thành địa chủ.
- Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội, gắn bó với làng, xã; họ phải làm các nghĩa vụ cho nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác.
- Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.
- Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan.
8. Xã hội thời Lý có những thay đổi như thế nào so với thời Đinh - Tiền Lê?
Trả lời:
Xã hội thời Lý có những thay đổi so với thời Đinh - Tiền Lê:
Dựa vào nội dung mục 1 và kết hợp với sơ đồ để tìm ra sự biến đổi của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội thời Lý. Cần nhấn mạnh, so với thời Đinh - Tiền Lê, sự phân biệt đẳng cấp ở thời Lý đã sâu sắc hơn, số nông dân tá điền bị bóc lột cũng tăng thêm, sự phân biệt giàu - nghèo rõ hơn.
9. Giáo dục, văn hoá thời Lý phát triển ra sao?
Trả lời:
* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông…
- Hoạt động ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột…
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý…
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc - Văn hoá Thăng Long.
10. Em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?
Trả lời:
Nhận xét nghệ thuật thời Lý:
- Nghệ thuật kiến trúc: Quy mô tương đối lớn, kiến trúc độc đáo, sáng tạo, mang màu sắc Phật giáo.
- Nghệ thuật điêu khắc: Độc đáo, đa dạng, phong phú; trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát, sống động.