Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 28: Xi măng
Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 28: Xi măng Giải bài tập môn Khoa học lớp 5 Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 28 có đáp án chi tiết cho từng bài tập SGK Khoa học 5 giúp các em học sinh xác định được công ...
Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 28: Xi măng
Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 28
có đáp án chi tiết cho từng bài tập SGK Khoa học 5 giúp các em học sinh xác định được công dụng, tính chất và cách bảo quản xi măng. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Liên hệ thực tế và trả lời (SGK Khoa học 5 tập 1 trang 58)
Xi măng thường được dùng để làm gì?
Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà bạn biết.
Trả lời:
Xi măng trộn với cát và nước tạo thành vữa xi măng, khi khỏ trở nên cứng, không bị rạn, không thấm nước. Vữa xi măng thường được dùng để trát tường, trát các bể chứa, xây nhà.
Nhà máy xi măng: Hà Tiên (TP Hồ Chí Minh), Cẩm Phả (Quảng Ninh) Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Bút Sơn (Hà Nam),...
Thực hành (SGK Khoa học 5 tập 1 trang 59)
- Xi măng có tính chất gì? Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận, để nơi khô, thoáng khí?
Trả lời:
Tính chất của xi măng:
+ Được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác
+ Màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá.
Xi măng cần để nơi khô, thoáng không để thấm nước. Vì khi bị ẩm hoặc bị thấm nước, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá và không dùng được nữa.
- Nêu tính chất của vữa xi măng. Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu?
Trả lời:
Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu.
- Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông và bê tông cốt thép. Nêu tính chất, công dụng của bê tông và bê tông cốt thép.
Trả lời:
+ Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, dùng để lát đường.
+ Bê tông cốt thép: Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước…
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập SGK Khoa học 5 bài 29: Thủy tinh