15/01/2018, 13:04

Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác Giải bài tập môn GDCD lớp 8 Bài tập môn GDCD lớp 8 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho ...

Giải bài tập SGK GDCD 8 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Bài tập môn GDCD lớp 8

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Câu 1: Gợi ý câu hỏi tình huống

a) Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới? Em hãy nêu thêm một vài ví dụ.

Trả lời

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới: kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thông đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật, kinh nghiệm vươn lên thoát khỏi đói nghèo, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội Ổn định... Đặc biệt Việt Nam đóng góp vào kho bảo tàng văn hóa thế giới những di sản văn hóa vật chất, phi vật chất:

  • Quần thể di tích Cố đô Huế;
  • Vịnh Hạ Long;
  • Phố cổ Hội An;
  • Di tích Mỹ Sơn;
  • Vườn quôc gia Phong Nha;
  • Nhã nhạc cung đình Huế;
  • Văn hóa ẩm thực ba miền;
  • Áo dài Việt Nam.

b) Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?

Trả lời

Nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới.

Bởi vì:

  • Trung Quốc mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác như cử người đi du học nước ngoài - cách làm từng được Nhật Bản áp dụng thành công.
  • Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc...

c) Theo em, chúng ta có cần phải tôn trọng, học hỏi và tiếp thu những thành tựu của các nước trong khu vực và trên thế giới không? Vì sao?

Trả lời

Chúng ta rất cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác:

  • Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới; có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào.
  • Chúng ta cần khiêm tốn học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nền văn hóa dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước khác làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Bên cạnh việc học hỏi, các dân tộc chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

Bởi vì:

  • Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có...
  • Những giá trị văn hóa của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
  • Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hóa của dân tộc.

Câu 2:

1) Em hãy nêu một số thành tựu về kinh tế, văn hoá..., các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán tốt đẹp của một số nước mà em biết.

Trả lời

Kinh tế:

  • Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư sản trên lĩnh vực kinh tế.
  • Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%.

Văn hóa:

  • Chữ viết: chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Phạn của người Ấn Độ;
  • Trung Quốc có công trình tiêu biểu: Vạn Lý Trường Thành;
  • Ai Cập có Kim Tự Tháp;
  • Campuchia có Ăng Co Vát, Ăng Co Thom...
  • Nghệ thuật truyền thống: múa cổ truyền (Campuchia, Lào);

Phong tục tập quán:

  • Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á.
  • Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc.
  • Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm.
  • Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu.
  • Người Dayek (Inđônêxia); người Naga (Timo), các dân tộc thuộc đảo Luson (Philippin) đều đội mũ lông chim.
  • Cơm: Cơm lam (nấu trong ống nứa, ống tre) của người Lào và một số dân tộc Việt Nam; cơm rau sống của người Melayer ở Malayxia, Inđônêxia..
  • Hôn nhân: Các dân tộc ở bán đảo Trung An có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ biến ở Philippin, Inđônêxia.
  • Tang lễ: Ớ các nước Đông Nam Á có hai cách xử lý chủ yếu: Chôn dưới đất hoặc hỏa thiêu. Tập tục phổ biến là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Khóc là biểu hiện thương nhớ người quá cố ở người Việt và người Philippin, nhưng lại cấm khóc của người theo đạo Hồi ở Malaysia, Inđônêxia; người Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... có tục hỏa táng.

2) Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Hãy nêu ví dụ?

Chúng ta nên học tập các dân tộc khác:

  • Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trên tất cả các lĩnh vực.
  • Học tập trình độ quản lý.
  • Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật.

Ví dụ:

  • Sản xuất máy móc hiện đại.
  • Máy vi tính.
  • Điện tử viễn thông.
  • Ti vi màu...
  • Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống, hầm...
  • Xây dựng, kiến trúc: quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại.
  • Cải cách quản lý, hành chính trong các cơ quan nhà nước.
  • Kỉ luật lao động trong các nhà máy, xí nghiệp.
  • Giáo dục: cải cách chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học...

3) Em hãy nêu một vài ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng, sai. Vì sao? Hãy liên hệ bản thân xem có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.

Trả lời

Học sinh tự nêu một vài việc học hỏi các dân tộc khác của những người xung quanh em và nói rõ việc học hỏi đó có gì đúng, sai.

Từ đó liên hệ bản thân có điều gì chưa đúng trong việc học hỏi các dân tộc khác và tìm biện pháp khắc phục.

4) Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói: "Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo: "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập"

Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Trả lời

Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa

Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập, ví như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay.

5) Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào dưới đây? Vì sao?

a) Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh

b) Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới

c) Chỉ xem phim, truyện của nước ngoài; không xem phim, truyện của Việt Nam

d) Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam

đ) Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Nam

e) Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam

g) Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác

h) Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài.

Trả lời

Em đồng ý với các ý kiến (b), (d), (h).

Bởi vì, trong quá trình giao lưu hội nhập như ngày nay việc tìm hiểu phong tục tập quán của các nước khác là một điều nên làm và không thể thiếu; việc học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam là rất cần thiết trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đất nước bước vào thời kì hội nhập và phát triển ngoài việc học tập trau dồi vốn tiếng Việt, chúng ta không thể không học tiếng nước ngoài, nếu không học, không biết thì không thể học hỏi, giao lưu phát triển được.

Em không đồng ý với ý kiến (a), (c), (đ), (e), (g)

Bởi vì, những ý kiến đó chứng tỏ không tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác; các ý kiến (g), không có lòng tự tin dân tộc, các ý kiến (c), (đ), (e) và học hỏi không có chọn lọc ý kiến (a).

0