Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 1: Nguyên tử
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 1: Nguyên tử Hệ thống lý thuyết hoá học vô cơ 10 Tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 chương 1 là tài liệu hỗ trợ kiến thức hóa học lớp 10, giúp các bạn học sinh ...
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 1: Nguyên tử
Tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 10 chương 1
là tài liệu hỗ trợ kiến thức hóa học lớp 10, giúp các bạn học sinh tổng hợp các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ trong chuyên đề nguyên tử lớp 10, như: thành phần cấu tạo của nguyên tử, kích thước và khối lượng của nguyên tử, hạt nhân nguyên tử... Mời các bạn tham khảo.
Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn
Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 3: Liên kết hóa học
Chương 1: NGUYÊN TỬ
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Kết luận: thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
- Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron
- Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
Electron
- me = 9,1094.10-31 kg
- qe = -1,602.10-19 C kí hiệu là – eo qui ước bằng 1-
Proton
- Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, mang điện tích dương, kí hiệu p
- m = 1,6726.10-27 kg
- q = +1,602.10-19 C kí hiệu eo, qui ước 1+
Nơtron
- Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, không mang điện, kí hiệu n. Khối luợng gần bằng khối lượng proton
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử
1- Kích thước
Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau.
Đơn vị biểu diễn A (angstron) hay nm (nanomet)
1nm = 10-9 m; 1nm = 10A
1A = 10-10 m = 10-8 cm
2- Khối lượng
Khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, p, n, e dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (đvc)
1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon-12
1u = 19,9265.10-27 kg/12 = 1,6605.10-27 kg
III- Hạt nhân nguyên tử
1. Điện tích hạt nhân
Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+
Trong nguyên tử:
Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e
Ví dụ: nguyên tử Na có Z = 11+ → ngtử Na có 11p, 11e
2. Số khối
Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó
A = Z + N
Ví dụ 1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n → A = 8 + 8 = 16
Ví dụ 2: Nguyên tử Li có A = 7 và Z = 3 → Z = p = e = 3; N = 7 - 3 =4
Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n
(Còn tiếp)