Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức Giải bài tập môn giáo dục công dân lớp 10 Bài tập môn GDCD lớp 10 là mục tiêu phát triển của xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý ...
Giải bài tập SGK GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức
Bài tập môn GDCD lớp 10
là mục tiêu phát triển của xã hội được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người?
Hướng dẫn giải:
Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người như sau:
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
- Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.
Câu 2: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng.
Em giải thích thế nào về việc này?
Hướng dẫn giải:
Ngày xưa người chặt củi, đốt than trên rừng là hướng thiện. Vì: Cây trên rừng không thuộc về ai, việc khai thác không liên quan đến ai, công cụ khai thác giản đơn, số lượng không đáng kể đủ sống hàng ngày.
Ngày nay việc làm đó được coi là tàn phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là thiếu ý thức. Vì: Rừng là tài sản quốc gia, có lợi cho con người về giá trị kinh tế và điều hòa môi trường, con người khai thác bừa bãi, không hợp lý, hủy hoại rừng gây hậu quả không tốt cho con người và xã hội, họ là người vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật.
Câu 3: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?
Hướng dẫn giải:
Một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội:
- Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Qua những ví dụ này em có thể rút ra được:
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buốc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
- Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
Câu 4: Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?
- Đạo đức
- Phong tục tập quán
- Pháp luật
- Cả ba yếu tố trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: d. Cả ba yếu tố trên